| Hotline: 0983.970.780

Vượt lũ nhờ... chuối!

Thứ Sáu 22/10/2010 , 09:24 (GMT+7)

Nước dâng lên đến đâu, chuối được hạ xuống kết bè chạy lũ đến đó. Và khi lũ đã ngập đến nóc nhà, dân làng quay quắt đói thì mấy nải chuối bỗng thành báu vật...

Bà Trần Thị Huệ (thôn 8, xã Nam Cường) gần 80 tuổi bê rổ chuối xanh luộc chuẩn bị chấm muối dùng bữa trưa

Nước dâng lên đến đâu, chuối được hạ xuống kết bè chạy lũ đến đó. Và khi lũ đã ngập đến nóc nhà, dân làng quay quắt đói thì mấy nải chuối bỗng thành báu vật khi giúp họ cầm cự, chống đói qua cơn đại nạn.

Dưới chân cầu Yên Xuân nối bờ tả sông Lam sang các xã Nam Cường, Nam Trung, Nam Phúc... (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), đã 2 ngày hết mưa nhưng dòng nước sông Lam vẫn cuộn đỏ còn như hậm hực, lồng lộn như chưa hả cơn thịnh nộ với người dân các xã vùng rốn lũ huyện Nam Đàn. Lũ đã bắt đầu rút, nhưng những nóc nhà hãy còn chìm nghỉm phấp phơ trong nước. Muốn vào làng, chỉ còn cách chèo bè chuối.

Lấy bờ tre làm mốc, chúng tôi chống bè luồn sâu vào những xóm làng ngổn ngang xác súc vật, cây cối trôi lềnh bềnh, đã bốc mùi ở các xóm 7,8,10... của rốn lũ Nam Cường. Ông Lê Cảnh Hương, xóm trưởng xóm 6 xã Nam Cường lóp ngóp chui từ trên nóc nhà xuống lội nước ra gặp tôi, run lẩy bẩy ái ngại: "Xóm 6 có hơn 150 hộ, nhà nào cũng đã ngâm nước tới nóc 4 ngày nay. Dân kiệt quệ lắm rồi chú ạ! Gà lợn, thóc lúa trôi gần hết đã đành. Gần cả tuần chỉ có vài gói mì tôm cứu trợ rồi bạ gì ăn đó nên bà con đuối lắm rồi".

 Tạt vào nhà bà Trần Thị Huệ, thôn 8 xã Nam Cường. Tới chiều qua (21/10), nước đã rút được 50cm nên đứa cháu ngoại bà Huệ đang lúi húi thổi rơm ướt nấu cơm trên bờ thềm. Bà Huệ đã gần 80, lại tai điếc tai sáng. Bà bảo 4-5 ngày nay, vừa lo lũ lút mất nóc nhà không ai khiêng cho mà tản cư đã đành, mà khổ nhứt là ông Bảy - chồng bà vốn sẵn bệnh não, lại phát cơn co giật tê cứng người đúng vào cái hôm lũ lên, quằn quại cho mãi tới giờ.

Bà phải điều động đứa cháu ngoại lớn nhất sang canh chừng thuốc thang. Trông bữa ăn chỉ độc một ít cơm nhão nhoét với một bát chuối xanh thái mỏng luộc chấm muối, đứa cháu ngoại bà Huệ mặt mũi xám ngoét giải thích: "Mấy ngày nay ông bà cháu chỉ có 2 gói mì tôm của xã cứu trợ ăn dè. Còn thì ra vườn cắt chuối xanh vô bữa thì luộc, bữa thì nấu canh. Bốn ngày rồi cháu và ông bà ăn rứa thôi".

Chống bè gần 1 giờ đồng hồ sang xã Nam Phúc, tới chiều qua, Nam Phúc còn ngập sâu hơn cả Nam Cường. Chèo vào nhà anh Võ Đình Sơn ở thôn 8 đầu xã Nam Phúc, tôi thấy chị Thu- vợ anh đang kê chiếc thùng phuy lên giường, rút gỗ vặt thổi cơm. Tưởng đoàn cứu trợ tới, bà Thìn, mẹ anh Sơn và đứa em trai anh Sơn bị bệnh tâm thần bẩm sinh trên nóc nhà nhoi đầu ra đưa tay ngóng.

Nhận mấy gói lương khô chúng tôi mua từ Vinh mang lên, anh Sơn ứa nước mắt: "Nhà 4 miệng ăn, 1 bà già, 1 đứa ngẩn ngơ. Có buồng chuối xanh mà luộc ăn thì đã sướng. Bốn ngày ni cả nhà mỗi người chỉ được 2 gói mì tôm cứu trợ. Hôm nay nước rút lòi chiếc giường nên mới có chỗ kê thùng phuy thổi cơm". Anh Sơn lội vào nhà lôi mấy gói bột súp ra khoe: "Mấy gói mì tôm cứu trợ, chỉ dám ăn mì, còn mấy gói bột xúp thì giữ lại, hôm nay ăn với cơm".

Cứu trợ quá chậm?

Trao đổi với PV NNVN chiều qua, ông Hồ Xuân Bình, Bí thư Đảng ủy xã Nam Cường (huyện Nam Đàn) cho biết, đến trưa hôm qua (21/10), Nam Cường (xã hiện vẫn đang bị ngập nước sâu nhất huyện Nam Đàn) mới nhận được 2 đợt cứu trợ mì tôm khẩn cấp với số lượng 12.000 gói. Tính trung bình, được 2 gói mì tôm/khẩu. Tuy nhiên, cũng theo ông Bình thì hiện 6.000 gói mì tôm đợt 2, cùng 15 triệu đồng tiền mặt do UBND huyện Nam Đàn hỗ trợ tới chiều qua xã vẫn chưa phân phát cho các hộ được do nước lũ còn to.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm