| Hotline: 0983.970.780

Vượt qua sức ép phục vụ trưởng nam

Thứ Bảy 29/02/2020 , 08:20 (GMT+7)

Ông nội vẫn thường dạy rằng, bất kỳ món ngon vật lạ nào cũng phải ưu tiên dâng biếu cho ông và bác cả, như vậy mới là hiếu.

Ảnh có tính chất minh họa.

Ảnh có tính chất minh họa.

Chẳng biết từ bao giờ, nhưng từ ngày có trí khôn, Thủy đã chứng kiến mỗi lần vào các dịp giỗ chạp, ba mẹ cô phải chật vật lo toan lễ biếu từ ông bà nội cho đến bác cả thật tươm tất, trong khi cả nhà không có gì để ăn.

Ba của Thủy là con út trong gia đình có bốn người con, gồm hai trai hai gái. Ông nội của cô vốn thừa hưởng tư tưởng theo nề nếp xưa, vì thế ông quy định tất cả các con phải hết lòng hiếu kính cha mẹ, điều đó cũng không nói làm gì, nhưng ngoài cha mẹ ra thì trưởng nam cũng đóng vai trò quan trọng trong gia tộc và cũng được hưởng các đặc quyền đó.

Gia đình ba mẹ Thủy thuộc vào diện khó khăn, lo ăn từng bữa. Ba của cô là công nhân cơ khí, gia đình đông đến bảy mặt con, mẹ cô làm nghề buôn gánh, bà mua các loại thực phẩm gà vịt thịt cá và rau củ đi bán rong khắp nơi.

Vậy mà để có quà biếu xén dịp tết nhất cho ông bà nội và gia đình bác cả, các bác gái, chưa kể các ông chú bà bác xa gần, lúc nào cái chuồng gà dưới bếp nhà ba mẹ cô cũng nuôi một đàn gà đầy ắp, ròng rã suốt cả năm như thế.

Vừa kịp đến gần tết, mẹ cô lại đem đi biếu từ ông nội và bác cả cho đến các bậc bề trên, mỗi nhà một cặp gà. Rốt cuộc, vào những ngày tết may mắn lắm thì nhà cô mới còn sót lại một, hai con để ăn.

Tạo sao lại gọi là may mắn lắm? Nuôi gà cũng không phải nuôi mười con gà nhỏ đến khi lớn vẫn còn đủ mười con, thế nào cũng bị chết toi bớt một vài con, dù mẹ cô có trừ hao nuôi dư thêm vài con rồi cũng đâu vào đó, có khi chuyện quà cáp phát sinh vì các lý do này nọ, phải biếu thêm người này người kia là chuyện thường tình. Năm nào mà mẹ cô chẳng phải vay nợ?

Chuyện này xảy ra thường xuyên, do những lần buôn bán bị lỗ. Đi vay các chủ nợ thì cũng phải quà cáp cho người ta. Tiền bạc không có thì thứ quà có sẵn nhất chính là đàn gà nhà nuôi.

Lúc nuôi thì rất nhiều gà, nhưng Thủy chẳng trông mong gì, vì đã có những năm sau khi biếu hết mọi người, cả nhà chỉ còn biết mỗi người một góc ngồi nhìn nhau buồn xo vì chẳng có gì để ăn. Chẳng bõ suốt cả năm cô và các anh chị em phải đi xin “nước gạo” (cơm thừa canh cặn) về nuôi gà...

Trong Thủy ẩn chứa nỗi bất nhẫn, vừa thương xót cho ba mẹ vừa cảm thấy bất công cảnh bề dưới phải quỳ lụy bề trên một cách thái quá.

Bất kể dù lớn hay nhỏ, trong mỗi dịp lễ tết hay cúng giỗ, các quy định vẫn diễn ra như thế. Ông nội vẫn thường dạy rằng, bất kỳ món ngon vật lạ nào cũng phải ưu tiên dâng biếu cho ông và bác cả, như vậy mới là hiếu. Và các con của ông rất thấm nhuần lời dạy này.

Thậm chí có những lần mẹ Thủy mua được một con vịt xiêm rất ngon, nhưng ba cô nói phải để biếu ông bà nội.

Mẹ Thủy nhất nhất đều nghe theo lời chồng, mặc dù nếu có không biếu thì nhà ông bà cũng không hay biết, nhưng ba cô đã nhất quyết phải biếu, nếu không là mang tội bất hiếu.

Vì thế ngay từ nhỏ cho đến lớn khôn, dường như chưa bao giờ chị em Thủy biết được thế nào là “ăn ngon”. Còn về “mặc đẹp”, thì các quần áo chị em cô mặc không rách rưới là may, không thể gọi là đẹp hay mới được.

Sau khi ông bà nội đã qua đời, quy định này vẫn còn tồn tại vì hai bác cả bây giờ “quyền huynh thế phụ”, dĩ nhiên khi các em biếu quà thì cả gia đình nhà bác cả gồm bảy người đều được hưởng chung những thức quà đó.

Càng lớn lên, chị em Thủy càng nhận ra quy định ưu tiên biếu quà bề trên này có phần đã trở thành lỗi thời và phi lý. Cho đến khi bà chị hai của Thủy và bản thân cô đều đã đi làm, tự kiếm tiền phụ giúp cha mẹ thì những biến chuyển mới xảy ra.  

Lúc này ba mẹ cô đều đã cao tuổi và hay bệnh tật. Ba Thủy đã về hưu, chị hai của cô đi lấy chồng, Thủy trở thành lao động chính trong gia đình. Cô có bạn trai đã được hai năm, cả hai người đều đi làm và tích lũy tài chính để tổ chức đám cưới trong tương lai. Nhờ có Thủy, mẹ cô đã nghỉ ở nhà, không phải đi bán hàng rong nữa.

Đến lúc đó, Thủy bắt đầu “làm cách mạng”. Cô âm thầm mua những thức ăn ngon về mà không cho ba cô biết.

Cho đến khi các món ăn bày lên mâm rồi, ba cô có hay chuyện thì cũng đã xong. Những lần như vậy cả nhà mới được dịp thưởng thức những món ăn ngon mà từ trước đến nay họ chưa từng được ăn như thế. Có lần ba Thủy cực lực phản đối việc cô làm.

Các em của Thủy liền lên tiếng rằng, “Đời của ba cung phụng cho họ như vậy là đủ, sao lại bắt đến đời các con cũng phải làm như thế? Hơn nữa, các con nhà bác cả cũng đều đã trưởng thành và có việc làm. Hãy để họ đi làm và mua món ngon về cho cha mẹ họ.

Ba của Thủy nghe mãi rồi cũng thấm ý. Dần dần các gia đình những người em đã bỏ được hủ tục trên, mà gia đình nhà bác cả sau một thời gian trách cứ xa xôi rồi cũng không nhắc đến nữa.

(Kiến thức gia đình số 9)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm