| Hotline: 0983.970.780

WCS đề nghị xử nghiêm các quán nhậu đặc sản thú rừng

Thứ Ba 28/09/2010 , 19:12 (GMT+7)

Lâm Đồng là nơi ở của con tê giác có lẽ là cuối cùng tại Việt Nam cho đến mới đây nó được tìm thấy đã chết với một viên đạn vào chân. Tình trạng này cho thấy ĐVHD ở Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Ngày 28/9, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) cho NNVN biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm khắc những quán nhậu có món đặc sản thú rừng vừa bị lực lượng liên ngành triệt phá tại tỉnh Lâm Đồng (NNVN đã thông tin).

Thú rừng tàng trữ tại nhà hàng bị phát hiện ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

WCS khẳng định, với hơn 350kg ĐVHD bị tịch thu tại 5 nhà hàng ở thành phố Đà Lạt cho thấy tình trạng buôn bán, tàng trữ và sử dụng thịt thú rừng đến mức đáng báo động. Tình trạng này cho thấy ĐVHD ở Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu như không có các hình phạt nghiêm khắc, thích đáng đối với tội phạm buôn bán ĐVHD thì đồng nghĩa với việc thú rừng còn bị đe dọa từng ngày, hơn thế nó còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam đối với quốc tế trong việc bảo tồn ĐVHD...

Thông qua chiến dịch truy quyét hàng loạt nhà hàng có món đặc sản thú rừng mà Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng phối hợp thực hiện thì hành vi vi phạm của một trong những gia đình buôn bán trái phép ĐVHD nổi tiếng nhất là bà Tư Loan.

Bằng chứng là tại nhà Tư Loan, Kiểm Lâm đã thu giữ hơn 200kg ĐVHD bao gồm các loài được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt như cu li, sơn dương, chân gấu, voọc chà vá, rái cá và báo hoa. Ngoài ra, theo WCS các cuộc điều tra, khảo sát trước đây đã thu thập được những thông tin đáng tin cậy chỉ ra rằng mạng lưới đại lý của bà Tư Loan còn buôn bán trái phép cả sừng tê giác nhập lậu từ Myanmar và châu Phi. Đặc biệt, nơi đây còn cung cấp các sản phẩm từ hổ, và ngay tại kho ở sở thú của bà ta thì số lượng thú thường xuyên thay đổi và các con thú được chuyển đi, chuyển đến thường xuyên một cách không kiểm soát được.

Liên quan đến vụ việc sai phạm ở nhà hàng Tư Loan, một công tố viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại TP.HCM cho biết, “những hành vi vi phạm nói trên ở nhà hàng Tư Loan có thể bị truy tố hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Các cơ quan truy tố sẽ có một số lựa chọn đảm bảo họ áp dụng hiệu quả các biện pháp ngăn chặn bao gồm cả mức tiền phạt lớn lên đến 500 triệu đồng hoặc buộc tù giam đến 7 năm, và thu hồi giấy phép kinh doanh nhà hàng và sở thú”.

Nhiều loại thú rừng được tàng trữ trong tủ cấp đông.

Theo ông David Higgins, Giám đốc Chương trình về tội phạm Môi trường của Interpol, việc phát hiện các hành vi phạm tội trong việc mua bán tàng trữ ĐVHD với số lượng lớn nói trên cho thấy sự quyết tâm của ngành chức năng tại Lâm Đồng. Do đó Chi cục Kiểm Lâm cần phải được hỗ trợ bởi các biện pháp truy tố hiệu quả và những hình phạt thích hợp nhằm kết tội cũng như ngăn cản bọn tội phạm khác liên quan đến ĐVHD ở Việt Nam cũng như toàn khu vực. Biện pháp thu giữ tài sản, và xử lý hình sự có thể coi như một thông điệp rõ ràng rằng bọn tội phạm không thể vì lợi nhuận từ việc buôn bán tàng trữ ĐVHD mà bất chấp được. Lâm Đồng là nơi ở của con tê giác có lẽ là cuối cùng tại Việt Nam cho đến mới đây nó được tìm thấy đã chết với một viên đạn vào chân, và nó có thể là nạn nhân của nạn buôn bán ĐVHD trái phép. Nếu như không có những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc và hiệu quả đến những trùm buôn bán ĐVHD nói chung và sừng tê giác nói riêng trên địa bàn tỉnh thì nạn buôn bán ĐVHD sẽ còn nhức nhối.

Rất nhiều loại thú rừng quý hiếm bị phát hiện.
Ông Joe Walston, Giám đốc Hiệp hội bảo tồn ĐVHD, Chương trình châu Á nhận xét: “Tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, buôn bán trái phép ĐVHD dù có là thực phẩm, dược phẩm, chiến lợi phẩm đi săn hay thú nuôi thì đều góp phần dẫn đến sự tuyệt chủng của ĐVHD. Do đó, chỉ có việc xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm sẽ là biện pháp bảo vệ ĐVHD một cách tốt nhất. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng của Việt Nam có những hình phạt mạnh mẽ, nghiêm khắc đối với những đối tượng vi phạm vừa bị phát hiện".

Tiến Sĩ Scott Roberton, Giám đốc đại diện WCS Việt Nam cũng nhấn mạnh, qua vụ việc trên, cơ quan chức năng Lâm Đồng và Việt Nam cần có biện pháp xử lý cứng rắn để loại tội phạm xâm hại đến ĐVHD không còn tồn tại nữa. Nếu xử phạt không đủ sức ngăn chặn thì thủ phạm sẽ quay trở lại và tiếp tục phạm tội…

Bà Lê Thanh Bình, Quyền Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam cho biết: “Khai thác, buôn bán ĐVHD trái phép gây ảnh hưởng tiêu cực đối với đa dạng sinh học và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài thú nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam. Do đó, hoạt động trái phép này cần phải được ngăn chặn và xử lý triệt để nhằm bảo vệ các loài ĐVHD khỏi nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Riêng tại Lâm Đồng, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý nạn buôn bán, khai thác trái phép ĐVHD đồng thời xử lý nghiêm nghiêm các đối tượng vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành”.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm