| Hotline: 0983.970.780

WEF ASEAN: Công nghệ cao và nền kinh tế số ASEAN sớm đạt 200 tỷ USD

Thứ Năm 13/09/2018 , 08:55 (GMT+7)

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 khai mạc với sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có các nguyên thủ, lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác cùng hơn một nghìn đại biểu là thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới; các doanh nghiệp ASEAN, thế giới và Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab (thứ ba, từ phải sang) và các trưởng đoàn tham dự hội nghị chụp ảnh chung (Ảnh: TTXVN)

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 có chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong cách mạng công nghiệp 4.0."

Chia sẻ quan điểm tại phiên khai mạc, Chủ tịch WEF Klaus Schwab khẳng định, đây là Hội nghị thượng đỉnh cao cấp nhất từng có về ASEAN. Ông Schwab cho rằng, dù còn nhiều khác biệt nhưng “không nên quên rằng chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới". Theo ông, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, tính kinh tế, xã hội một cách cơ bản và mang tính đột phá. Sự cạnh tranh toàn cầu được xác định bởi năng lực cạnh tranh chứ không còn bởi giá thành. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đã thành công trong làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hệ sinh thái sáng tạo và hệ sinh thái doanh nhân. 

Chủ tịch Klaus Schwab cho rằng, để có thể định hướng thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi Chính phủ các nước ASEAN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự cộng tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp là rất quan trọng để đạt được tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Klaus Schwab tin tưởng, các quốc gia ASEAN với tầm nhìn phù hợp, với chính sách tối ưu, dân số trẻ và tinh thần kinh doanh cao sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công nghệ cao và nền kinh tế số đang là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp bốn lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025. 

Phân tích những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN, Thủ tướng đề cập đến sự đột phá về năng suất ở năm ngành công nghiệp lớn: điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm. Bên cạnh đó là thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trên cơ sở ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới. 

Ngoài ra, cách mạng 4.0 còn mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu. ASEAN cũng có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên. 

Với dân số hơn 640 triệu người, chiếm 8,5% dân số thế giới, ASEAN giờ đây đã là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và thứ năm của thế giới. Trên nền tảng ấy, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối ASEAN là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 - một ASEAN mở, hợp tác đa dạng; trong đó có vai trò quan trọng và sự hợp tác tích cực của WEF - nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN, hợp tác trí tuệ, bảo đảm an ninh mạng, hợp tác đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin chất lượng cao”.

Thủ tướng cho rằng, cách mạng 4.0 có tiềm năng làm tăng tốc thu nhập đối với người dân và quốc gia có tài năng và có trí thức, làm tăng khoảng cách thu nhập và nguy cơ về bất ổn xã hội…

 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.