| Hotline: 0983.970.780

Xã anh hùng xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 14/01/2020 , 13:15 (GMT+7)

Sau hơn 8 năm tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí.

09-39-06_trm_y_te_duoc_xy_dung_khng_trng
Trạm Y tế được xây dựng khang trang phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Sơn đang hân hoan chờ đón xã đạt chuẩn Quốc gia NTM.
 

I.

Nằm cách trung tâm huyện Gò Công Tây hơn 5 km về phía Bắc, xã Đồng Sơn có diện tích tự nhiên gần 1.500 ha, với 9.308 nhân khẩu phân bổ ở 4 ấp Thạnh Thới, Khương Thọ, Ninh Đồng và Bình Trinh.

Trong 2 cuộc kháng chiến, cán bộ và nhân dân xã Đồng Sơn được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Mảnh đất Đồng Sơn từng là căn cứ địa cách mạng, nơi diễn ra trận đánh ác liệt năm 1972 vang danh với “Chiến thắng Đồng Sơn”.

Năm 2011, xã Đồng Sơn tiến hành chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Đây là niềm vinh dự lớn đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Sơn.

Đồng Sơn có dòng sông Tra huyết mạch chảy ngang qua, nối từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây. Khi chưa có chương trình ngọt hóa Gò Công, Đồng Sơn chịu ảnh hưởng của nước mặn từ sông Tra nên vùng đất nơi đây bị nhiễm phèn, mặn nghiêm trọng. Tình hình sản xuất bấp bênh, đời sống nhân dân còn khó khăn.

Từ khi chương trình ngọt hóa khu vực Gò Công được thực hiện, hệ thống đê sông Tra cùng hệ thống đê bao trong khu vực hoàn thành, ngăn nước mặn giúp cây lúa và các loại cây trồng khác đạt hiệu quả rõ rệt. Trong khó khăn, thử thách, truyền thống anh hùng một lần nữa lại được trỗi dậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Sơn đã biết cách phát huy, khắc phục khó khăn, với sự quyết tâm cao, bằng những cách làm hay, mang lại hiệu quả, đã đưa xã Đồng Sơn cán đích NTM.

Sản xuất nông nghiệp của xã tiếp tục phát triển ổn định, xã tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của xã.

Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, quy hoạch các vùng sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển rau màu, luân canh cây màu với lúa để nâng cao hiệu quả trên cùng một diện tích. Hiện nay, xã đã chuyển đổi 535 ha cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân. Cây thanh long là cây trồng chủ lực của xã với diện tích 495 ha phát triển tốt cho hiệu quả kinh tế cao.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại và an toàn sinh học, từng bước chuyển đổi vật nuôi phù hợp, hiệu quả; tận dụng diện tích mặt nước ngoài đê hơn 46 ha nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm thẻ, giúp người dân tăng thêm nguồn thu nhập.

Tốc độ phát triển kinh tế theo hướng tăng dần giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Nông dân trồng lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, các khâu làm đất, thu hoạch đều thực hiện bằng cơ giới… Hàng năm các tuyến kinh thủy lợi nội đồng bồi lắng đều được nạo vét, trục vớt lục bình, khơi thông dòng chảy giúp việc tiêu, thoát nước thuận tiện, dễ dàng, đảm bảo phục vụ tưới tiêu 100% diện tích đất nông nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn xã có Hợp tác xã (HTX) Thanh Long Đồng Sơn thành lập năm 2017 theo Luật HTX năm 2012. Hiện nay, HTX có 50 thành viên có sự liên kết hiệu quả, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ.
 

II.

Về Đồng Sơn trong những ngày này khi màu xanh của trà lúa đông xuân trải rộng khắp các cánh đồng; đi trên những con đường trải nhựa, tráng đan rộng rải, phẳng phiu vào tận xóm, ấp. Những ngôi nhà tường mới xây, mái ngói, mái tol mọc lên bên những vườn thanh long xanh mướt, ngay hàng, thẳng lối.

Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, cơ bản phục vụ tốt cho sinh hoạt, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống của nhân dân... cho thấy sự đổi thay nhanh chóng của vùng đất anh hùng trong quá trình xây dựng và phát triển.

09-39-06_chuyen_doi_cy_trong_nng_co_thu_nhp_cho_nguoi_dn_x_dong_son
Chuyển đổi cây trồng tăng thu nhập cho người dân xã Đồng Sơn.

Trong chiến tranh, nhân dân Đồng Sơn đóng góp sức người sức của làm nên những chiến thắng vẻ vang, góp phần giải phóng quê hương. Hôm nay, phát huy truyền thống anh hùng, người dân Đồng Sơn sớm nhận ra rằng, xây dựng NTM là cuộc cách mạng lấy sức dân để lo cho dân, vì vậy, ai nấy đều hưởng ứng, sẵn sàng hiến đất, đóng góp công của, tháo dỡ hàng rào, chặt bỏ cây cối... mở rộng giao thông nông thôn, thay thế cho những con đường nắng bụi mưa lầy, nhỏ hẹp ngày nào.

Bài học lớn có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong thực hiện xây dựng NTM mà Đồng Sơn rút ra là biết huy động sức dân đồng thời quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân đúng mục đích, đối tượng, minh bạch, công khai, hiệu quả. Đây chính là điểm mấu chốt, cốt lõi để các nguồn vốn phát huy tác dụng, tạo niềm tin, sức mạnh gắn kết trong quần chúng nhân dân.

Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện chương trình, bộ mặt nông thôn xã Đồng Sơn đã có nhiều khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người 50,15 triệu đồng/năm. Đời sống kinh tế- xã hội được nâng cao, nhận thức của người dân về xây dựng NTM chuyển biến tích cực. Mặc dù xã Đồng Sơn đã thực hiện đạt 19/19 tiêu chí NTM, tuy nhiên còn phải tiếp tục phấn đấu để nông thôn mới có diện mạo mới, sức sống mới như mục tiêu đã đề ra.

Đồng chí Trần Ngọc Vương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đồng Sơn xác định: “Để giữ vững những kết quả đã đạt được, xã tiếp tục chỉ đạo, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xã NTM, tái cơ cấu kinh tế, đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Tăng cường phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM. Bám sát định hướng phát triển của huyện, tỉnh, tổ chức thực hiện tốt các chương trình, đề án đã đề ra. Khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển… Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư phát triển công, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ".

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất