| Hotline: 0983.970.780

Xã bán mương thủy lợi, lúa chết khát

Thứ Hai 01/03/2010 , 09:31 (GMT+7)

UBND xã Xuân Quang 1 (Phú Yên) phân lô đất rồi bán cho dân xây nhà ở khiến hệ thống mương thủy lợi tắc nghẽn.

Con mương nằm phơi mình khô rang không 1 hạt nước

Sau khi bị cơn lũ lịch sử xảy ra vào đầu tháng 11/2009 tàn phá toàn bộ diện tích lúa vụ 3 và hoa màu, nông dân thôn Kỳ Lộ, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đặt hết kỳ vọng thoát đói vào những cây lúa đông xuân.

Thế nhưng xuống giống đã hơn 1 tháng nay mà cây lúa vẫn còi cọc, có diện tích đã bắt đầu chết cháy vì không có nước, mặc dù con đập Mò O vẫn đầy nước và xung quanh cánh đồng chằng chịt hệ thống kênh mương. 

Dẫn chúng tôi dạo quanh cánh đồng thôn Kỳ Lộ, nhìn những cây lúa héo úa, ông Nguyễn Văn Khoa ngậm ngùi: “Thôn Kỳ Lộ có hơn 400 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu nhưng chỉ có 47,3 ha diện tích sản xuất cây lúa. Đất sản xuất ở Kỳ Lộ là đất sạn cốm nên năng suất không cao nhưng trước đây bà con vẫn làm ăn ổn định nhờ vào nguồn nước từ đập Mò O và trạm bơm điện được xây dựng khi thành lập HTX NN.

Hệ thống kênh mương thông suốt, từng bước được kiên cố hóa nên việc cung ứng nước sản xuất cho vùng đất núi cằn khô này ngày càng ổn định. Thế nhưng chẳng hiểu sao cách đây gần 10 năm, UBND xã Xuân Quang 1 lại phân lô đất bán cho dân xây dựng nhà ở chồng lên cả mương thủy lợi dẫn nước từ đập Mò O khiến dòng chảy bị chặn đứng không về được đồng ruộng.

Còn con mương dẫn nước từ trạm bơm điện thì đang thẳng theo đường giao thông đưa nước về đồng ruộng rất thuận lợi bỗng bị thiết kế lại, “nắn” cho nó chạy vòng vèo để chừa khoảng đất trống ngay chỗ “nắn” bán cho dân xây nhà. Sau khi sửa chữa, việc dẫn nước của con mương giảm hẳn hiệu quả vì cao trình thấp hơn mặt ruộng. Thế là từ đó đến nay 20 ha lúa ở cánh đồng Cây Xoài bị tắc cả 2 đường nước nên thường xuyên không có nước”. 

Mới sáng tinh mơ mà chúng tôi đã thấy thấp thoáng trên cánh đồng Cây Xoài bóng nhiều phụ nữ đang cúi gập người xuống con mương nội đồng, dùng thau nhôm vét từng vũng nước tát vào ruộng cứu lúa. Thế nhưng làm gì có nước để tát liên tục, cứ tát được vài ba thau là phải đứng chờ nước dồn lại mới có mà tát tiếp. Bà Huỳnh Thị Phụng (70 tuổi) cho hay: “Gia đình tôi chỉ có 1.2002 ruộng lúa, xuống giống cách đây hơn 2 tháng mà chỉ bón phân được có 1 lần lúc cây lúa được 10 ngày tuổi vì từ đó đến nay nước không tới được ruộng nên cây lúa cứ lụi dần. Giờ phải vét nước cứu được bụi lúa nào thì cứu chứ không thì đói mất”.

Nông dân thôn Kỳ Lộ tát nước cứu lúa
Ghé vào một căn hộ có ngôi nhà xây chồng lên con mương chính dẫn nước từ đập Mò O về cánh đồng Kỳ Lộ, chủ nhà Trần Ngọc Nam cho biết: “Đất này UBND xã bán, gia đình tôi mua cách đây gần 10 năm với diện tích rộng 7,5m, dài hơn 30m và được cấp sổ đỏ hẳn hoi. Khi lãnh đạo UBND xã và đại diện ngành chức năng của huyện và xã đến đo đất để bán theo kiểu tính mét vuông nộp tiền, thấy “mấy ổng” đo chồng lên con mương thủy lợi xây hộc bê tong, tôi ái ngại bảo không mua đất trên mương thì ông chủ tịch UBND xã bảo là con mương đã bỏ, cứ mua.

Cách đây mấy năm, do con mương bị tắc không đưa được nước về đồng Kỳ Lộ, nông dân phản ứng dữ dội “mấy ổng” lại đến đề nghị tôi dỡ phần nhà phía sau để nạo vét lại con mương. Tôi đành bằng lòng, nạo vét xong “mấy ổng” cất lại nhà cho tôi trên mương. Nhưng sau đó con mương vẫn lại bị tắc không dẫn nước được. Mà đâu phải chỉ có gia đình tôi, phía dưới kia còn có hộ ông Trần Nhật Năm, hộ bà Vân và hộ ông Liêm cũng mua đất chồng trên con mương thủy lợi này”.

Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đến UBND xã Xuân Quang 1 đăng ký làm việc. Thế nhưng ông Nguyễn Quang Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã đã từ chối làm việc với lý do không hề biết UBND xã đã bán đất trên con mương thủy lợi có từ bao đời nay trên đất Kỳ Lộ!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất