| Hotline: 0983.970.780

Xã đặc biệt khó khăn

Thứ Năm 28/11/2013 , 09:47 (GMT+7)

Tại sao cùng chung đối tượng mà lực lượng vũ trang thì vẫn được hưởng cho đến tháng 9/2013 còn giáo viên, công chức, viên chức lại bị cắt?

Một bạn đọc ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh xin hỏi:

Xã tôi được công nhận là xã đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 1/3/2011. Các chế độ được thực hiện đúng theo quy định cho đến tháng 2/2012 thì bị tạm ngưng vì Sở Tài chính cho rằng đã có Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 23/2/2012 phê duyệt danh sách các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2010. Sở Tài chính cho rằng xã Phú Cần đã ra khỏi vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn.

Do bị cắt chế độ nên một số công chức đã làm văn bản hỏi Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh thì được biết, Phú Cần vẫn được hưởng mọi chế độ theo Nghị định 116.

Tôi muốn được hỏi, từ tháng 3/2012 - 9/2013, xã Phú Cần có được hưởng chế độ theo Nghị định 116 nữa không? Tại sao cùng chung đối tượng mà lực lượng vũ trang thì vẫn được hưởng cho đến tháng 9/2013 còn giáo viên, công chức, viên chức lại bị cắt?

Trả lời:

Thông tư liên tịch số 08/2011/ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn quy định:

Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành quyết định mới thay thế các quyết định phê duyệt danh mục các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010 thì danh mục các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc phạm vi áp dụng các chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP vẫn được tiếp tục thực hiện.

Đối chiếu với Quyết định số 231/2012 ngày 23/2/1012 của Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2010 quy định:

1. Đưa xã Luân Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; xã Cao Trĩ thuộc huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn; xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ra khỏi danh sách ban hành kèm theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển KT- XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).

2. Đưa xã Kim Đa, xã Hữu Dương, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An ra khỏi danh sách ban hành kèm theo Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 19/5/2008 về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

Vì trong Quyết định 231 của Chính phủ không đưa xã Phú Cần ra khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn nên vẫn được hưởng chế độ theo Nghị định 116.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm