| Hotline: 0983.970.780

Xã kiểu mẫu trồng ngô kiểu mẫu

Thứ Ba 25/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Ngay trong vụ đầu tiên đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Đồng Liên (thành phố Thái Nguyên), giống ngô chuyển gen NK4300Bt/GT đã mang lại sự hài lòng cho các bên phối hợp thực hiện.

Tại hội thảo đánh giá giống, nhiều người đặt hy vọng mở rộng quy mô của giống ngô mới nói trên.
 

Hiệu quả kép

Vụ đông 2018, tổ chức CropLife Việt Nam và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức thực hiện mô hình trồng giống ngô chuyển gen NK4300Bt/GT được thực hiện trên diện tích 1 ha tại xóm Xuân Đám, xã Đồng Liên, thành phố Thái Nguyên.

08-23-31_1
Ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại Thái Nguyên

Tham dự mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% giống và phân bón, hỗ trợ tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo đánh giá mô hình. Báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên, giống ngô lai chuyển gen NK4300 Bt/GT và NK4300 là giống trung ngày, có thời gian sinh trưởng 115 ngày; có bản lá rộng, khả năng quang hợp tốt đó là ưu điểm góp phần tăng năng suất của giống. Cờ có màu tím, số nhánh cờ nhiều và tỏa đều ra các hướng đây là một trong những ưu điểm tốt bởi số lượng hạt phấn nhiều và đều dễ thụ phấn do vậy hạt được đóng nhiều hơn. Thân có màu xanh nhạt, lá và vỏ bắp màu xanh đậm, bi bao kín bắp giúp bảo quản tốt trên đồng ruộng. Giống NK4300 Bt/GT và NK4300 có bắp to, dài, lõi bé, hạt răng ngựa dạng bán đá màu vàng cam đậm rất hợp với thị hiếu người nông dân.

Bà Vũ Thị Ánh (Xóm Xuân Đám, xã Đồng Liên) cho biết, gia đình bà trồng 500m2 giống ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT thấy bệnh khô vằn, rỉ sắt, vàng lá, rệp cờ... đều bị nhiễm ở mức độ nhẹ hơn so với giống ngô đối chứng NK4300. Đặc biệt, đối với giống sâu đục thân phổ biến trên ngô thì ngô chuyển gen NK4300Bt/GT đã không hề hấn gì, trong khi NK4300 bị sâu đục than hại ở mức độ trung bình.

Bà Trịnh Thị Bích, người dân khác cho biết, trồng giống ngô thường, gia đình chúng tôi rất vất vả do phải phun nhiều loại thuốc sâu, thuốc cỏ nhưng ngô vẫn bị sâu, ruộng đầy cỏ. Khi biết đến và trồng ngô chuyển gen từ mấy vụ vừa rồi, tôi chỉ phải phun thuốc có một lần và không mất thời gian làm cỏ bằng tay, không phải thuê người làm. Lợi nhuận thu được cao hơn hẳn; gia đình có nhiều thời gian hơn để đi làm thêm, tăng thu nhập. Nếu được tỉnh và công ty hỗ trợ kỹ thuật, chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ ruộng ngô hiện tại của gia đình sang chỉ trồng ngô chuyển gen

Kết quả, năng suất thực thu của ngô biến đổi gen so với ngô lai thường trong cùng một điều kiện canh tác, khí hậu, chế độ chăm sóc, bón phân... như nhau ngoại trừ việc quản lý cỏ dại và sâu đục thân thì năng suất của ngô chuyển gen cao hơn hẳn so với giống nền.

Cụ thể, năng suất trung bình của ngô biến đổi gen (giống NK4300 Bt/GT) đạt 7.582kg/ha trong khi đó giống ngô thường (NK4300) chỉ đạt 6.580 kg/ha – tức ngô biến đổi gen cho năng suất cao hơn 15% so với ngô thường.

Sự khác biệt ở đây xuất hiện chủ yếu là do chi phí cho xử lý cỏ dại. Trong khi giống NK4300 Bt/GT với việc chỉ phun Glysphosat 1 lần duy nhất thì NK4300 ngoài quản lý có dại phải mất thêm một lần phun và 1 lần làm cỏ tay.

08-23-31_2
Ảnh: Đ.V.T

Rõ ràng, việc ứng dụng giống ngô NK4300Bt/GT đã giúp giảm được nhân công và chi phí làm cỏ, kết hợp với năng suất tăng làm hiệu quả sản xuất ngô được nâng cao rõ rệt. Lợi nhuận thu được từ việc trồng giống ngô chuyển gen là 30.1920.000 đồng/ha với giống ngô thường 22.195.000 đồng/ha. Chênh lệch lợi nhuận giữa trồng ngô chuyển gen và ngô thường là 7.997.000 đồng/ha.
 

Mở rộng

Ông Lương Văn Vượng (Chi cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Nguyên) cho biết, thực tế thì ngô chuyển gen đã được nông dân trong tỉnh bắt đầu áp dụng từ 2016. Đến nay diện tích trồng ngô chuyển gen đã chiếm khoảng 10% tổng diện tích ngô hàng năm và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới.

Việc ứng dụng giống ngô biến đổi gen sẽ góp phần thúc đẩy năng suất, sản lượng ngô trong vùng để tiến tới đáp ứng được nhu cầu ngô thương phẩm cho sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, góp phần giảm nhập khẩu phụ thuộc vào nước ngoài.

Ông Trần Xuân Định (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt) cho biết, giống ngô NK4300 là giống ngô nền đã được sản xuất đại trà lâu năm ở nước ta, còn giống NK4300 Bt/GT là giống được chuyển gen kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ vào, và đặc biệt là được Nhà nước công nhận với nhiều văn bản pháp lý. Mô hình trồng ngô chuyển gen NK4300Bt/GT đã thành công ở Thái Nguyên, biểu hiện ở phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, chi phí thấp, năng suất tăng, hiệu quả kinh tế cao.

Từ những đánh giá trên, nguyện vọng của người dân cũng như nhà cung ứng giống mong muốn các cơ quan chức năng, ban ngành địa phương tích cực tuyên truyền quảng bá đưa giống ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT để nông dân sử dụng ngô có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ giá giống, đơn vị cung ứng hạ giá giống để nhân rộng việc trồng giống ngô chuyển gen NK4300Bt/GT trên địa bàn Thái Nguyên.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất