| Hotline: 0983.970.780

Xác định hướng đi và đặt tên cho bão

Thứ Hai 02/12/2013 , 10:17 (GMT+7)

Xin hỏi căn cứ vào đâu để xác định hướng đi của cơn bão? Và dựa vào đâu để các nhà khí tượng thủy văn có thể đặt tên cho cơn bão đó?

* Xin hỏi căn cứ vào đâu để xác định hướng đi của cơn bão? Và dựa vào đâu để các nhà khí tượng thủy văn có thể đặt tên cho cơn bão đó?

Đinh Hồng Anh, Bình Lục, Hà Nam

Quan hệ giữa tốc độ, di chuyển và hướng đi của bão rất phức tạp. Tuy nhiên, một cách tương đối có thể hiểu là: Khi bão di chuyển nhanh với tốc độ ổn định thì quỹ đạo của bão ít thay đổi; khi bão di chuyển chậm lại và có lúc gần như đứng yên thì có khả năng bão sẽ đổi hướng di chuyển, và sau khi đổi hướng bão lại di chuyển nhanh lên.

Tốc độ và hướng di chuyển của bão phụ thuộc vào sự tương tác rất phức tạp giữa hoàn lưu gió xoáy nội tại của cơn bão và hoàn lưu khí quyển xung quanh. Khối không khí thuộc cơn bão luôn chuyển động và biến đổi.

Các hệ thống áp cao và áp thấp xung quanh cơn bão có thể làm thay đổi một cách đáng kể tốc độ và hướng di chuyển của bão, đặc biệt là khi có không khí lạnh tràn xuống miền Bắc nước ta.

Ngược lại, cơn bão cũng có thể làm biến đổi môi trường không khí xung quanh nó. Chính vì thế, sự di chuyển của bão chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. 

Trên thực tế, các bản tin dự báo bão của Việt Nam được cập nhật 3 giờ một lần, vì thế những thay đổi trong tốc độ di chuyển của bão cũng sẽ được cập nhật liên tục để đảm bảo độ chính xác của các bản tin dự báo.

Có nhiều công cụ để xác định tốc độ di chuyển của một cơn bão. Một trong những công cụ chính là ảnh mây vệ tinh có độ phân giải cao. Sử dụng ảnh mây vệ tinh các chuyên gia dự báo bão có thể vẽ ra đường đi (quĩ đạo) của cơn bão, từ đó theo dõi và chấm được vị trí của tâm bão sau mỗi thời điểm nhất định.

Từ khoảng cách giữa các vị trí tâm bão và khoảng thời gian di chuyển (12h hoặc 24h) người ta xác định được tốc độ di chuyển của cơn bão (khoảng cách/thời gian). Tuy nhiên, việc xác định chính xác tâm bão là rất khó vì không phải mọi cơn bão đều có tâm rõ ràng.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo Tây Bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong đó) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực.

Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn.

Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước. Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.

* Có phải cá cóc Tam Đảo chỉ có ở Việt Nam không?

Bùi Mạnh Thăng, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Cá cóc Tam Đảo (tên khoa học là Paramesotriton deloustali), còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.

Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi.

Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài 144 - 206,5mm. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá.

Các nhà khoa học phát hiện cá cóc ở các suối của dãy núi Tam Đảo và ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Nó được ghi nhận là 1 trong 5 loài cá cóc Việt Nam. Loài này hiện số lượng còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Loài này được Việt Nam xếp vào nhóm 1B, cần được bảo vệ khẩn cấp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất