| Hotline: 0983.970.780

Xâm chiếm bờ biển là bất công với người dân

Thứ Ba 05/06/2018 , 19:52 (GMT+7)

Tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, sáng 5/6, các ĐBQH tập trung vào những vấn đề cụ thể có nhiều bức xúc trong nhân dân cần lắm các quyết sách mạnh mẽ của Bộ chủ quản và Chính phủ. 

16-37-57_bt_trn_hong_h
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã lần lượt trả lời và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã đăng đàn giải đáp các vấn đề lớn có nhiều ĐBQH quan tâm.
 

Buông lỏng quản lý bờ biển, bờ sông

Các ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) và ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị Bộ TN-MT tham mưu Chính phủ có biện pháp mạnh để quản lý tốt hơn bờ biển, đồng thời thu hồi bờ biển, bờ sông về cho đất nước và công chúng.

ĐB Nghĩa đề nghị Chính phủ ra quy định rà soát lại toàn bộ bờ sông, bờ biển của Việt Nam, trả bờ sông, bờ biển về cho đất nước và cho công chúng, không để các nhà đầu tư chiếm hẳn các bờ sông, bờ biển như vậy vì điều đó vừa sai luật vừa bất công với người dân.

Trả lời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề này chúng ta đã thể chế hóa bằng Luật Tài nguyên nước và Luật Tài nguyên môi trường biển, trong đó đã quy định hành lang bờ sông, bờ biển cần bảo vệ.

“Tôi cho rằng không cần thêm mà chỉ cần kỷ cương, kỷ luật và việc thực hiện thật tốt, đưa luật này vào cuộc sống. Tất nhiên, có những trường hợp là quy hoạch của nhà nước do trước đây, trước khi có luật. Từ nay trở đi thì chúng ta cần phải thực hiện theo luật và công việc đó đòi hỏi phải kỷ luật, kỷ cương và hết sức nghiêm khắc”, Bộ trưởng nói.

ĐB Phạm Văn Hòa mở đầu chất vấn đã nhắc đến phát biểu hôm qua của Bộ trưởng, rằng, bãi biển, bờ biển thì dân có quyền tự do đi tắm, tuy nhiên sự việc không đơn giản. Vì hiện nay, người dân muốn xuống tắm nhưng tư nhân hóa người ta quản lý hết rồi, thậm chí chắn rào để không cho xuống.

ĐB Hòa cho rằng có sự bất cập quản lý đất đai, bờ biển cho tư nhân mua bán. Như vậy, giải pháp sắp tới Bộ trưởng tính như thế nào để thu hồi lại đất cho người dân. Trong tương lai gần, đặc khu của chúng ta, nhất là ở Phú Quốc có diễn ra tình trạng như thế này không?

Vấn đề của ĐB Hòa về tư nhân hóa, các vùng biển đã phân cho tư nhân sử dụng hết, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng “Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước theo từng cấp”.

Sau trả lời của Bộ trưởng, ĐB Trương Trọng Nghĩa tiếp tục lên tiếng. Ông Nghĩa cho rằng, toàn bộ luật về tài nguyên môi trường chúng ta đã có nhưng cách tổ chức thực hiện đến nay cho thấy có 2 điều. Thứ nhất là nhiều nơi, nhiều vùng chúng ta bất lực, thứ hai là nhiều nơi, nhiều vùng đi sau, tức là khi sự cố xảy ra rồi mới có bộ này, vụ kia, cục nọ chạy đến.

“Nếu chúng ta không có chiến lược tổ chức thực hiện các luật hiện hữu sẽ tiến tới có rất nhiều vùng ô nhiễm không còn nữa mà chỉ còn một vùng ô nhiễm duy nhất là cả nước ô nhiễm. Tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ trong nửa nhiệm kỳ còn lại tổ chức thực thi những luật pháp đã có nhưng hiện nay bị buông lỏng và bị xâm phạm rất nhiều, nhất là các chế tài đã không được triển khai và không được áp dụng một cách triệt để”, ĐB Nghĩa kiến nghị.
 

Dành 2.500 tỷ đồng cho ĐBSCL ứng phó BĐKH

Chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) băn khoăn về hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết 120 của Chính phủ đối với chiến lược phát triển bền vững vùng ĐBSCL trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trả lời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, hiện nay kế hoạch hành động cụ thể hóa đã được các bộ, ngành và các địa phương xem xét dựa trên các vấn đề ưu tiên, đưa vào giải quyết những vấn đề về mặt phi công trình, công trình trước mắt cũng như dài hạn.

“Qua ý kiến của đại biểu, chúng tôi cho rằng có những việc không thể chờ kế hoạch. Như vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển ảnh hưởng đến người dân. Vấn đề quy hoạch bố trí dân cư để di dời các người dân bị ảnh hưởng khi sạt lở bờ sông, bờ biển. Vấn đề này chúng ta cần phải làm ngay, chủ động làm nhanh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sau trả lời của Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Thủ tướng đã quyết định cấp 1.500 tỷ đồng và UBTVQH cũng đồng ý lấy thêm 1.000 tỷ đồng trong vốn trung hạn để dành cho ĐBSCL khắc phục hiện trạng sạt lở, ứng phó BĐKH.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, các ĐB nêu câu hỏi và Bộ trưởng Trần Hồng Hà rất thẳng thắn, nắm chắc vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục.

Đại biểu cứ yên tâm với Formosa hiện nay

ĐB Hoàng Quốc Thưởng (Hải Dương) đặt câu hỏi Bộ trưởng có tin tưởng rằng Formosa sẽ không xảy ra sự cố thêm một lần nữa nữa không? Về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đến nay chúng ta đã thay đổi toàn bộ phương pháp quản lý, trong đó chúng ta yêu cầu đầu tư công nghệ sản xuất, bổ sung công nghệ xử lý môi trường, công suất lớn hơn rất nhiều. Công nghệ giám sát kiểm soát môi trường trực tuyến và có đến 3 nấc đề phòng sự cố ngay tại nơi sản xuất, sự cố trong phạm vi nhà máy và sự cố ngoài phạm vi nhà máy.

Hiện nay hồ sinh học hoàn toàn có thể tái sử dụng nước, nước đạt loại A khi đổ ra môi trường. Với cách làm bài bản từ khâu xem xét đánh giá công nghệ đến khâu giám sát kiểm tra và yêu cầu chặt chẽ khâu đó thì không có ngành nghề nào có thể để xảy ra ô nhiễm nếu chúng ta làm tốt. Với Formosa tôi xin báo cáo như vậy để đại biểu yên tâm.

Người nước ngoài mua đất là trái với luật Việt Nam

Chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT, ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam), cho rằng, đất đai ở ba đặc khu vừa qua được mua bán rất phức tạp và đặc biệt là có yếu tố nước ngoài mua đất, đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng để đại biểu có thêm thông tin trước khi ấn nút thông qua dự án Luật Đặc khu kinh tế.

Trả lời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, trên thực tế nước ngoài không có quyền mua đất, chỉ có quyền mua căn hộ chung cư tại các đô thị nên nếu ĐB thấy có người nước ngoài ở đâu mua đất xin báo cáo với Bộ TN-MT sẽ xác minh kiểm tra xem cách thức nào họ mua được. Nếu mua là trái pháp luật Việt Nam. Vừa rồi các cơ quan kiểm tra thì chưa phát hiện ra người nước ngoài mua đất.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm