| Hotline: 0983.970.780

Xập xệ 'cái nôi' văn hoá nghệ thuật tỉnh Lào Cai

Thứ Ba 28/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Từ lâu, Khoa văn hóa – nghệ thuật (Trường Cao đẳng Lào Cai) được biết đến là cái nôi đào tạo diễn viên, ca sĩ của tỉnh Lào Cai. Trái với hình ảnh những diễn viên, ca sĩ diêm dúa, lộng lẫy trên sân khấu, cơ sở vật chất ở đây đang xập xệ, như nhà hoang.

Ký túc xá như nhà hoang

Dẫn chúng tôi đi thăm khu ký túc xá, bà Hà Thị Minh Chính, Phó trưởng Khoa văn hóa – nghệ thuật cho biết, khu này trước đây thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Sau khi trường chuyển về địa điểm mới, giáo viên và học sinh của khoa được bố trí làm khu tập thể và ký túc xá.

Khung cảnh xập xệ nơi ký túc xá của các sinh viên.

Tuy nhiên, do được xây dựng đã hơn 20 năm, chưa được sửa chữa, khu nhà ký túc hiện đã xuống cấp, hư hỏng rất nhiều. Tại các phòng ở của học sinh hầu hết đã bị thấm dột. Cả khu ký túc có hơn 50 phòng thì hiện chỉ có khoảng 10 phòng bị bỏ trống vì không bảo đảm an toàn. Từng mảng tường bị bong tróc, nứt nẻ, trên các mái nhà, rêu xanh, cỏ mọc um tùm chẳng khác nào những khu nhà hoang.

“Hiện tại cả khoa chúng tôi có 117 em học sinh, sinh viên đang theo học thì chỉ có 74 em được bố trí ở trong ký túc còn lại các em phải thuê trọ ngoài. Với đặc thù 100% các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số và vừa học xong THCS, lại ở vùng sâu, vùng xa nên việc các em phải ở trọ bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn cả về điều kiện kinh tế cũng như bảo đảm an toàn”, bà Chính cho biết thêm.

Em Giàng A Súa, ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai đang học thanh nhạc năm thứ nhất cho biết: Rất nhiều lần khi đang ngủ, trời mưa  các em phải chạy sang ở nhờ các phòng bên cạnh do phòng bị dột. Nhiều hôm đang nấu cơm thì mất điện, mất nước, bạn nào có tiền thì đi ăn cơm bụi ở ngoài, bạn nào hoàn cảnh gia đình khó khăn thì đành nhịn đói.

Điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, mất nước, điện thường xuyên.

“Chúng em cũng hỏi các thầy cô thì được biết nhà này xây lâu rồi, hệ thống điện nước giờ cũng xuống cấp, hư hỏng nên việc mất điện, mất nước là khó tránh khỏi. Khoa và nhà trường cũng không có tiền để sửa chữa. Chúng em chỉ mong sớm có được nơi ở và học tập bảo đảm an toàn để yên tâm học tập”, em Súa chia sẻ.
 

Vừa học vừa sợ trần sập

Và trong khi chờ cơ chế, tài chính, từng ngày, hơn 100 thầy trò ở “cái nôi” văn hoá – nghệ thuật vẫn nơm nớp lo cảnh trần sập, mất điện, mất nước. Trái ngược với đó là hình ảnh nhiều công trình nhà văn hoá, chợ nông thôn mới tiền tỷ được xây dựng ào ào rồi bỏ hoang.

Khu ký túc đã vậy, khu giảng đường phục vụ cho công tác dạy và học của thầy trò trong khoa cũng chẳng khá hơn là mấy. Bà Minh cho biết, nhiều phòng học bây giờ xuống cấp quá, thầy và trò nhiều khi vừa học vừa lo vì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra.

 “Ngay như tại sàn học múa dân gian cách đây hơn 1 tháng khi cả lớp đang học thì nửa phần trần phòng học sập xuống. Rất may không thầy cô và em học sinh nào bị thương.

Bây giờ để khắc phục tạm, chúng tôi phải mua bạt ni lông đóng làm trần tránh bụi cho các em học”, bà Chính thông tin.

Cũng theo bà Chính, với đặc thù đạo tạo của khoa thì nhiều môn học các em phải được học trong các phòng cách âm, nhưng hiện tại cả khu giảng đường không có nổi một phòng cách âm.

Trang thiết bị dạy học như đàn bầu, đàn tính, trống… cũng hỏng rất nhiều nhưng cũng thiếu kinh phí để mua bổ sung.

“Không những vậy, hệ thống cửa sổ, cửa chính các phòng học cũng đã bị mối mọt hết. Nhiều hôm đang học mà trường THPT số 1 bên cạnh đến giờ ra chơi chúng tôi lại phải tạm dừng buổi học lại vì quá ồn”, bà Chính nói.

Dụng cụ học tập cũ nát như… răng rụng.

Qua tìm hiểu được biết, Khoa văn hóa – nghệ thuật, Trường Cao đẳng Lào Cai tiền thân trước đây là Trường Trung cấp văn hóa – nghệ thuật và du lịch tỉnh Lào Cai với chức năng “Đào tạo và liên kết đào tạo cán bộ trung cấp và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận”.  

Trường Cao đẳng Lào Cai đang chọn giải pháp tình thế là vận động các em sinh viên năm 3 ra ngoài thuê trọ, nhường chỗ cho sinh viên mới nhập học. Tuy nhiên, khó khăn lại dồn lên các sinh viên năm 3 – vốn xuất thân nghèo khó, gia đình hoàn cảnh.

Trong quá trình tổ chức lại hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, trường giải thể và chỉ còn 2 khoa đó là khoa du lịch và khoa văn hóa – nghệ thuật. Cũng qua rất nhiều cơ quan chủ quản thì đến nay Khoa văn hóa – nghệ thuật được đưa về trường Cao đẳng Lào Cai quản lý.

Ông Hoàng Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai xác nhận, ban giám hiệu nhận được rất nhiều đơn của cán bộ giáo viên trong khoa phản ánh tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất. Tuy nhiên, nhà trường cũng rất khó cả về cơ chế lẫn tài chính để sửa sang nâng cấp.

“Về cơ chế thì toàn bộ cơ sở vật chất hiện nay của Khoa văn hóa – nghệ thuật chúng tôi đang được bố trí ở tạm chứ chưa giao chính thức nên muốn sửa chữa thì chúng tôi không được phép.

Cùng với đó, Trường cao Đẳng Lào Cai là đơn vị mới được tổ chức lại và sáp nhập các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh nên cũng rất khó khăn về tài chính. Vì vậy mà chúng tôi cũng chỉ cố gắng bố trí nguồn kinh phí rất hạn chế để khoa có thể sửa chữa tạm. Còn nếu bây giờ mà sửa chữa toàn bộ cơ sở hạ tầng ở đây thì phải hàng chục tỷ đồng”, ông Đạt thông tin.

Thầy trò nơi đây vẫn cố gắng học tập dù điều kiện còn khó khăn.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm