| Hotline: 0983.970.780

Xây chốt dân phòng chui

Thứ Sáu 12/08/2011 , 10:47 (GMT+7)

Nhiều năm nay gia đình bà La Ngọc Phương phải mỏi mệt khiếu nại việc xây chốt dân phòng “chui” chình ình ngay trước nhà.

Phần sân trước nhà bà Phương bị xây dựng chốt dân phòng trái phép

Nhiều năm nay gia đình bà La Ngọc Phương (ngụ 2S Tôn Thất Thuyết, P.18, Q.4, TP. HCM) phải mỏi mệt khiếu nại việc xây chốt dân phòng “chui” chình ình ngay trước nhà dù cách đó khoảng 100 mét cũng có một chốt dân phòng khác.

Bà La Ngọc Phương cho biết đã mua lô đất mặt tiền đường này từ ngày 27/3/2001. Vào thời điểm mua, trước cửa nhà chỉ có hàng cau, và không có chốt dân phòng nào mà chỉ có một cái bô gỗ chừng 1m2 mà người ta lập ra để bỏ ve chai. Cuối năm 1999, do sinh con, trước cửa nhà lại là điểm trung chuyển rác hôi thối nên bà đã cho người nhà thuê để coi nhà và dọn sang Q.1 ở. Sau đó, Nhà nước quy hoạch đường và làm vỉa hè thì Hội Cựu chiến binh phường 18 có lập một cái chốt dân phố nhỏ bằng gỗ ngay trước hông nhà bà để cho thuê trông rất mất mỹ quan khu phố.

Do lúc này bà Phương sinh con, lại ở xa nên không biết. Năm 2004, khi dọn về ở thì bà phát hiện cái chốt gỗ đã chình ình ngay trước nhà liền làm đơn khiếu nại lên UBND phường, quận, thành phố nhưng không được giải quyết thấu đáo. Đến ngày 29/7/2009, chốt dân phòng này được cho xây bằng gạch khá kiên cố bất chấp sự phản đối của người dân.

Tài liệu của chúng tôi cho thấy, việc xây chốt này của UBND phường 18 là trái phép. Bởi lẽ, ngày 22/6/2000, phó chủ tịch UBND TP.HCM đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất nói trên cho bà Trương Thị Lan (sau này bán cho bà La Ngọc Phương). Theo đó, phần chốt dân phòng được ghi rõ là “sân”. Ngoài ra, hồ sơ kỹ thuật thửa đất do Phòng TN-MT, Q. 4 thể hiện trước cửa nhà không hề có chốt dân phòng nào. Tại buổi trả lời khiếu ngày 10/6/2009, ông Trần Mạnh Đức, Chủ tịch UBND phường 18 té ngửa vì “khi nhận được đơn khiếu nại của bà Phương về chốt dân phòng thì mới biết đây có chốt”.

Vậy nhưng, điều đáng nói, dù chốt dân phòng do phường 18 bỏ kinh phí xây dựng nhưng lại…xây trái phép. Bằng chứng là khi bà La Ngọc Phương khiếu nại thì ngày 1/10/2009 phường 18 mới triệu tập buổi làm việc và ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường 18 cho biết: “Qua buổi làm việc này, phường 18 sẽ gửi toàn bộ hồ sơ trình Chủ tịch UBND Q.4 để đề xuất BQL dự án Q.4 tiến hành xây dựng chốt dân phòng. UBND phường 18 sẽ tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng”.

Điều này cho thấy, việc vô tư xây dựng chốt dân phòng của UBND phường 18 là bất chấp pháp luật. Bà Phương bức xúc: Người dân xây dựng trái phép thì bị cưỡng chế, vậy UBND phường 18 không những xây không phép lại xây trên đất của người khác mà không bị cưỡng chế thì thật trớ trêu (?).

Có thể thấy, những dấu hiệu sai phạm, bao che cho việc xây dựng chốt dân phòng ở số 2S Tôn Thất Thuyết P.18, Q.4 TP.HCM khiến người dân bức xúc là có cơ sở. Dư luận đang nóng lòng chờ đợi cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc để làm rõ.

Cũng theo tài liệu của chúng tôi, chính vì lộng quyền, vô tư xây trên đất của dân nên ngày 27/4/2010 tại buổi làm việc với người dân, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường 18 mới thừa nhận: “Tạm thời ngừng việc xây dựng chốt dân phòng tại số 2S Tôn Thất Thuyết. Khi có cơ sở pháp lý đầy đủ để xây dựng thì sẽ thông báo sau tới người dân”. Mặc dù vậy, nhưng ngay sau đó chốt dân phòng này vẫn ngang nhiên được xây dựng hoàn thiện như thách thức pháp luật.

Một điều trớ trêu khác mà NNVN điều tra được cho thấy dấu hiệu lộng quyền của ông Nguyễn Quang Văn, Phó Chánh văn phòng UBND Q.4 qua việc ra văn bản… trái thẩm quyền. Mặc dù Văn phòng thì không có thẩm quyền ra công văn chỉ đạo UBND cấp dưới mà phải là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch quận nhưng trong Công văn số 138/VP-ĐT (V/v: liên quan đến sửa chữa chốt dân phòng tại số 2S Tôn Thất Thuyết), ông Nguyễn Quang Văn thay mặt Chánh văn phòng chỉ đạo UBND phường 18 “Chấp thuận chủ trương cho UBND phường 18, Q.4 được sửa chữa lại chốt dân phòng” và “Giao UBND phường 18 Q.4 chịu trách nhiệm sửa chữa và quyết toán kinh phí”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm