| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh để xuất khẩu

Thứ Bảy 19/01/2019 , 14:48 (GMT+7)

Sáng nay (19/1), tại TP HCM, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác “Hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh để XK, giai đoạn từ 2019-2022”, giữa Cục Thú y, Sở NN-PTNT Bình Thuận và Cty CP GreenFeed Việt Nam.

 Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Thú y, Sở NN-PTNT Bình Thuận và GreenFeed Việt Nam

Thỏa thuận nói trên nhằm xây dựng chuỗi cơ sở sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh (ATDB) theo quy định của OIE, cụ thể an toàn với các bệnh: Lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả lợn, Tai xanh. Qua đó, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng yêu cầu của quốc tế để XK thịt lợn.

Theo ông Đỗ Cao Bằng, TGĐ GreenFeed Việt Nam, dự án này được thực hiện ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, với quy mô 140 ha, đàn nái 10.000 con. Khi đi vào hoạt động, dự kiến sẽ đạt sản lượng 300.000 heo thương phẩm, tương đương với 30.000 tấn hơi mỗi năm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, cho rằng, đây là một mô hình chăn nuôi hiện đại, công nghiệp theo chuỗi giá trị. Thứ trưởng nhấn mạnh “Ngay sau khi ký thỏa thuận, các bên phải tổ chức thực hiện ngay cho đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng để khi đi vào hoạt động là đáp ứng được các tiêu chí đề ra”.

Trên cơ sở thỏa thuận nói trên, các bên đang trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu để
thực hiện phần trách nhiệm của mình. Mục tiêu là đến tháng 12/2022, hoàn thiện và được nước NK chấp nhận chuỗi sản xuất thịt lợn ATDB theo quy định OIE.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm