| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng hạ tầng kết hợp phát triển SX

Thứ Sáu 15/08/2014 , 15:52 (GMT+7)

Ba năm đầu xây dựng NTM, huyện Bình Liêu gặp nhiều khó khăn do hạ tầng thấp kém, SX phát triển chậm. 

Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, Chương trình MTQG tại huyện miền núi này đạt được nhiều kết quả tích cực.

Xác định hạ tầng luôn đi trước một bước trong phát triển KT-XH, ngay từ đầu năm 2014, huyện Bình Liêu đã phê duyệt các danh mục các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn trong năm với 78 công trình, trong đó chủ yếu tập trung cho giao thông nông thôn; thuỷ lợi và công trình tiêu chí môi trường.

Đồng thời, huyện đã phân khai ngay nguồn vốn NTM năm 2014 với tổng số vốn 31,5 tỷ đồng để các xã chủ động triển khai thực hiện. Có vốn, các xã đã ngay lập tức tổ chức giải phóng mặt bằng các công trình hạ tầng kỹ thuật, vận động nhân dân tham gia hiến đất, vật kiến trúc, hoa mầu khi công trình đi qua. Hoàn thành gần 7km nền mặt đường, tổ chức thi công xây dựng xong 3km đường giao thông nông thôn.

Chương trình 1.000 tấn xi măng Thăng Long do tỉnh hỗ trợ đã được huyện phân bổ cho các xã để xây dựng đương giao thông nông thôn các tuyến như đường liên thôn Loòng Vài - Cao Sơn, Nà Pò - Loong Sông, đường giao thông bản Ngàn Chuồng, đường liên thôn Lục Nà - Khủi Cheng, đường giao thông thôn Bản Ngày.

Đồng thời, để phát triển SX, các địa phương trong huyện đã tích cực triển khai lựa chọn sản phẩm ưu thế để quy hoạch vùng SX tập trung, xây dựng và đăng ký thương hiệu theo Đề án tỉnh Quảng Ninh “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Tổ chức lập quy hoạch vùng SX hàng hoá nông nghiệp tập trung huyện Bình Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Trong quá trình xây dựng NTM, lãnh đạo huyện Bình Liêu luôn xác định người dân là chủ thể của chương trình. Việc tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh của người dân được triển khai thực hiện, qua đó giúp bà con hiểu rằng, đóng góp công sức xây dựng NTM chính là tự tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Song song với đó, việc triển khai các đề án phát triển SX nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân cũng được Bình Liêu quan tâm. Nhiều chương trình, mô hình phát triển kinh tế được đầu tư thực hiện.

Đặc biệt, Bình Liêu đã thực hiện chương trình đầu tư phát triển SX tập trung quy mô lớn, vận động các DN tham gia vào SX nông - lâm nghiệp, thực hiện thí điểm trồng 20ha cây khoai tây theo hướng SX “bốn nhà” tại 3 xã Lục Hồn, Tình Húc và Vô Ngại với năng suất đạt trung bình 14,3 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 286 tấn. Mô hình trồng hai giống ngô mới NK6654 và NK4300 với quy mô 10ha trên địa bàn xã Vô Ngại sinh trưởng và phát triển tốt…

Cây dong riềng tiếp tục phát huy thế mạnh là cây trồng chủ lực và có giá trị kinh tế cao của địa phương, huyện đã hoàn thành vùng quy hoạch trồng dong riềng và hỗ trợ cho gần 90 hộ trong vùng quy hoạch tập trung diện tích 154,9 ha. Thực hiện hỗ trợ 50% giá phân viên dúi sâu cho 47 hộ với 1.180kg, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật được 5 lớp với 140 học viên tham gia.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.