| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nền tảng bền vững để 100% các xã đạt chuẩn

Thứ Hai 08/03/2021 , 08:27 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã và 7-9 huyện đạt nông thôn mới, phát triển nền tảng nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị, tăng thu nhập.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn trao giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn trao giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Đó là mục tiêu phấn đấu tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2021 và dự thảo kế hoạch 2021-2025, triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, vừa được tổ chức tại TP Rạch Giá.

Xã NTM vượt xa kế hoạch

Ông Nguyễn văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó trưởng Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Kiên Giang cho biết, sau 10 năm thực hiện chương trình, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến nay, có 81/116 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (vượt 18,1% so với kế hoạch), huyện Tân Hiệp, Gò Quao và Giồng Riềng đạt chuẩn NTM. Bình quân các xã đạt 17,7 tiêu chí/xã. Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đến năm 2020 ước đạt 59 triệu đồng/người/năm, trong đó riêng khu vực nông thôn là 48 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,69%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn trao giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn trao giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn phát triển khá ổn định và chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư, làm đổi mới cơ bản diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển khá toàn diện, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện thực chất hơn, đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao.

Với thành tích đó, “tỉnh Kiên Giang đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích trong chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn gắn với xây dựng NTM”, ông Dũng cho biết.

Phấn đấu tất cả các xã đạt NTM

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Kiên Giang Huỳnh Thanh Liêm cho biết, năm 2021, tỉnh phấn đấu có 2 huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương và TP Hà Tiên đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có thêm ít nhất 9 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Lũy kế toàn tỉnh có 6/15 huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 88/116 xã đạt chuẩn NTM (75,86%), 2 xã NTM nâng cao.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang trao giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang trao giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Dũng, để phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, “tỉnh không bố trí nguồn lực dàn trải, mà tập trung ưu tiên để thực hiện dứt điểm từng xã theo lộ trình đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn NTM”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có 100% số xã (116 xã) đạt chuẩn NTM, ít nhất 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 15 xã NTM kiểu mẫu. Có 10 huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và có 1 huyện NTM nâng cao (huyện Tân Hiệp).

Để thực hiện mục tiêu này, dự kiến tổng nguồn kinh phí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Kiên Giang cần 17.400 tỷ đồng. Kinh phí này được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép chương trình dự án, vốn trái phiếu Chính phủ, vốp đóng góp của nhân dân, vốn đầu tư phát triển sản xuất của các tổ chức, cá nhân vốn tín dụng và các nguồn hợp pháp khác.

Tập trung sản xuất nông nghiệp

Phát triển sản xuất trong xây dựng NTM giai đạn 2021-2025, tỉnh Kiên Giang tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sản xuất trong tình hình mới, nhất là việc chuyển đổi từ “Tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “Tư duy kinh tế nông nghiệp”, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Các đại biểu tham quan sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham quan sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Phát triển nền tảng nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh. Trang bị cho nông dân kiến thức và các tiêu chí để tiến hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất có giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác tăng ít nhất 10% so với sản xuất phi VietGAP.

Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nhất là xây dựng cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn về quy mô, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ trong canh tác, nhằm đạt sản lượng lớn, chất lượng, tăng giá trị nông sản, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Các đại biểu tham quan sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham quan sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Trọng tâm hướng tới sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, tổ chức phát triển sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, chuỗi liên kết có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, hợp tác xã… nâng cao giá trị gia tăng và bền vững.

Nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là hơn 64 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước gần 23,3 tỷ đồng, nguồn kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình hơn 40,7 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm tỉnh và huyện, thành phố còn bố trí lồng ghép nguồn vốn cho các chương trình, như: khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, khuyến công, khuyên nông, làng nghề… để thực hiện chương trình.

Đến nay, 15 huyện, thành phố của tỉnh Kiên Giang đã đăng ký 144 sản phẩm tiềm năng để đánh giá, phân hạng theo chương trình OCOP năm 2021.

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Kiên Giang đã cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020 cho 18 sản phẩm, của 11 chủ thể. Trong đó, có 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 8 sản phẩm đạt hạng 3 sao.                                                                                                     

    Tags:
Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất