| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM, những bước đi tiếp theo

Thứ Sáu 09/11/2012 , 10:59 (GMT+7)

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, đã chủ trì cuộc Sơ kết 2 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Người dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng NTM

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, đã chủ trì cuộc Sơ kết 2 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, đã báo cáo Chính phủ những công việc đã làm trong thời gian vừa qua. Theo đó, rà soát của các địa phương đến nay trong 2.377/9084 xã đăng ký phấn đấu đạt NTM vào năm 2015 mới có 0,1% (9 xã) đạt 18 tiêu chí (đều chưa đạt tiêu chí cơ cấu lao động); 0,4% đạt được 16-18 tiêu chí, còn lại phần lớn vẫn chỉ đạt non nửa các tiêu chí.

Về công tác quy hoạch so với mục tiêu, chỉ có 68% các xã đạt. Về lập đề án xây dựng NTM cấp xã có 4.017 xã phê duyệt xong, trong đó tỉ lệ đạt cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng, thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Về kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng, đã làm được 64.000 km giao thông nông thôn, cải tạo được gần 1.000 công trình thủy lợi, xây dựng và nâng cấp được hơn 1.000 công trình nước sạch, 500 bãi thu gom rác tập trung… Về phát triển sản SX, đã hỗ trợ trên 1.200 tỉ đồng để thực hiện hơn 5.000 mô hình. Điểm nhấn là xuất hiện những phong trào nổi bật như dồn điền, đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa nông nghiệp…

Trong 2 năm qua, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ cho 59 tỉnh là 3.265 tỉ đồng; ngân sách địa phương bỏ ra 14.080 tỉ đồng, trong đó cao nhất là TP Hồ Chí Minh 2.162 tỉ, Vĩnh Phúc 1.948 tỉ và Hà Nội 1.923 tỉ.

Đánh giá chung của Ban Chỉ đạo, hầu hết các tỉnh đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả tốt, thể hiện ở những mặt như: Đã làm chuyển biến, nâng cao nhận thức trong các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân. Hình thành bộ máy tổ chức chỉ đạo, thực hiện chương trình ở các cấp từ Trung ương đến xã thôn. Đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM ở cấp xã. Nhiều địa phương đã chủ động cơ chế, chính sách làm cơ sở thực hiện từng tiêu chí ở địa phương. Đã xây dựng được một số xã cơ bản đạt NTM theo 19 tiêu chí.

Tuy nhiên, xây dựng NTM còn nổi lên các vấn đề khó khăn như huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế, nhất là từ DN, tín dụng. Cơ chế quản lý đầu tư, giải ngân và thanh quyết toán còn vướng mắc. Chưa chú trọng đến các hoạt động về xây dựng thiết chế văn hóa, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống ở nông thôn; môi trường vẫn là một vấn đề nhức nhối với những yếu kém trong xử lý rác thải, nước thải; an ninh trật tự còn nhiều nơi chưa tốt. Một số địa phương còn chạy đua theo phong trào nên thiếu bền vững, hiệu quả thực hiện thấp.

Các vấn đề cần tập trung chỉ đạo sắp tới, về phía các Bộ, ngành cần khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi.

 Cụ thể Bộ NN-PTNT sửa đổi thông tư hướng dẫn thực hiện tiêu chí thay thế Thông tư 54 cũ. Bộ Tài chính bổ sung thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính, thủ tục cấp phát và giải ngân. Bộ Kế hoạch - Đầu tư sửa đổi cơ chế, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho phát triển SX thuộc Chương trình xây dựng NTM. Bộ Giao thông - Vận tải thực hiện đề án hỗ trợ xi măng cho phát triển giao thông nông thôn. Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban hành quy chế mẫu về quản lý xây dựng trên địa bàn nông thôn, ban hành bộ kiến trúc mẫu nhà ở, bố trí khuôn viên hộ gia đình nông thôn phù hợp với tập quán, văn hóa các dân tộc để người dân lựa chọn…

Về phía địa phương, hằng năm cần dành tối thiểu 10% ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung NTM. Kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo và bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo các cấp theo hướng tăng cường chuyên trách. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn…

Một số kiến nghị của Bộ NN- PTNT với Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Ban hành quyết định sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM.

- Kiện toàn bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã trong đó tập trung nâng cao năng lực và bổ sung biên chế cho bộ máy giúp việc cấp tỉnh, huyện, xã. Cần bố trí 1 Phó giám đốc Sở NN-PTNT chuyên trách xây dựng NTM. Cấp tỉnh thành lập Văn phòng điều phối có 7-9 cán bộ chuyên trách. Cấp huyện thành lập Văn phòng NTM đặt tại Phòng Nông nghiệp hoặc Kinh tế, trong đó có 2-3 cán bộ chuyên trách. Cấp xã phân công 1 cán bộ chuyên trách công tác nông nghiệp và NTM.

- Chưa nên giao chỉ tiêu phấn đấu xã đạt chuẩn NTM đến năm 2015.

- Tiếp tục hỗ trợ các xã điểm đạt chuẩn NTM vào năm 2015.

- Có chủ trương hỗ trợ cho phát triển hạ tầng giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 40-60% kinh phí trực tiếp bằng xi măng, số còn lại do cộng đồng huy động nội lực. Chính sách này được đánh giá là sẽ thúc đẩy nhân dân các xã tự huy động nội lực cho phát triển hạ tầng nông thôn đồng thời giải quyết được một lượng lớn xi măng dư thừa trong các nhà máy…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất