| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM ở Sóc Sơn: Tháo gỡ từ việc khó

Thứ Hai 14/11/2011 , 11:43 (GMT+7)

Mục tiêu của Sóc Sơn trong năm 2011 sẽ dồn 2.500ha và sang năm 2012 sẽ hoàn thành công tác DĐĐT...

Mô hình trồng hoa cao cấp
Cánh đồng thôn Ngô Đạo (xã Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội) giờ đã có những hộ dân sở hữu một thửa ruộng với diện tích lên đến hơn 15.000m2. Đây là kết quả của việc thực hiện Đề án dồn điền đổi thửa (DĐĐT), xây dựng NTM của huyện Sóc Sơn trong gần 2 năm qua.

Khi chưa DĐĐT, thôn Ngô Đạo bình quân 28 thửa/hộ, đứng trong tốp cao nhất về số thửa ruộng/hộ của huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, thôn Ngô Đạo đã hoàn thành dồn ruộng, mỗi hộ giờ chỉ còn 1 đến 2 thửa, trong đó có 42/588 hộ canh tác trên một thửa.

Việc ở xã Minh Trí khó khăn hơn vì địa phương này là vùng đồi gò, ruộng bậc thang tuy nhiên, với sự đồng thuận của người dân cùng quyết tâm của chính quyền địa phương, xã đã hoàn thành dồn ruộng ở thôn Thắng Hữu với diện tích 70ha/259 hộ, giảm mỗi hộ bình quân 9 thửa xuống còn 2 thửa. Tương tự, Mai Đình - xã xây dựng điểm NTM cũng xác định khâu đột phá là dồn ruộng, hiện đã hoàn thành được khoảng 100ha và đang triển khai các bước để thực hiện 145 ha tiếp theo.

Thôn Thái Phù (xã Mai Đình) có hơn 100 hộ dân đã tự nguyện hiến đất mở rộng tuyến đường trục chính từ 3,5m lên 7m. Theo Chủ tịch UBND xã Lê Đăng Minh, đến thời điểm này chính quyền xã, thôn đã vận động nhân dân ở 3 thôn trong xã hiến hơn 4.300m2 đất, trị giá khoảng 40 tỷ đồng, trong đó có nhiều hộ hiến hơn 100m2.

Tại xã Tân Hưng, Minh Trí, sau khi dồn ruộng, các xã đã phát động nhân dân làm thủy lợi, giao thông nội đồng, tạo nên khí thế sôi nổi, nâng cao ý thức tự giác đến từng người dân về xây dựng NTM. Theo tính toán sơ bộ của xã Tân Hưng, đóng góp ngày công của người dân về khối lượng đào đắp giao thông, thủy lợi ở 3 thôn lên đến 2 tỷ đồng. Đây chính là bài học về xác định dân là gốc, cán bộ không giấu dốt, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mọi việc đưa ra dân bàn bạc dân chủ, công khai.

Mục tiêu của Sóc Sơn trong năm 2011 sẽ dồn 2.500ha và sang năm 2012 sẽ hoàn thành công tác DĐĐT. Trên cơ sở này sẽ hình thành vùng sản xuất chè tại các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ với diện tích 650ha; vùng sản xuất hàng hóa, thủy sản tại xã Tân Hưng, Bắc Phú hơn 1.000ha; vùng sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn gần 2.000ha; vùng trồng hoa, cây cảnh khoảng 150ha, cây ăn quả 1.500ha...

Tuy nhiên, để sớm hình thành những dự định tốt đẹp này, theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phong, Sóc Sơn cần sớm được thông qua quy hoạch KT-XH, đồng thời tập trung khắc phục những hạn chế như cơ cấu kinh tế lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém... Hơn nữa, Sóc Sơn cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, trước mắt về kinh phí DĐĐT và tiếp tục thực hiện các dự án phát triển KT-XH ở các xã nghèo.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất