| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng quy trình thuốc BVTV trên cây mãng cầu

Thứ Sáu 12/12/2014 , 10:16 (GMT+7)

Tỉnh Tây Ninh được mệnh danh là thủ phủ của cây mãng cầu dai (còn gọi là cây na), diện tích trồng chủ yếu tập trung ở huyện Tân Châu, Dương Minh Châu và TP Tây Ninh lên đến 4.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2010.

Có thể nói trái "mãng cầu dai" trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước, nhờ vậy lợi nhuận từ loại cây trồng này đã mang lại cuộc sống sung túc cho bà con nông dân.

Theo ông Lê Phước Kiệm, xã Ninh Sơn, TP Tây Ninh, cứ 1 ha mãng cầu từ 2,5 tuổi trở đi, 1 năm thu hoạch 2 vụ, 1 vụ 8 tấn, trừ cả chi phí phân, thuốc thì lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng/năm/ha.

Như vậy, mãng cầu không những là cây xóa đói giảm nghèo mà trở thành cây trồng chiến lược mang hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu giữ được lợi nhuận như vậy thì diện tích mãng cầu năm tới sẽ tăng đáng kể, dự đoán năm 2015 sẽ đạt 5.000 ha.

Thế nên, điều quan tâm của nông dân địa phương là chi phí quản lý sâu bệnh hại trên mãng cầu là rất cao, đặc biệt đối với thuốc BVTV, phân bón gốc, phân bón lá và kích thích sinh trưởng.

Tuy nhiên, theo khảo sát thì có đến 99% thuốc sử dụng trên mãng cầu hiện nay là không có đăng ký phòng trừ trên cây trồng này mà phần lớn nông dân sử dụng thông qua sự tư vấn của các cửa hàng, đại lý thuốc BVTV.

Cty CP Nông dược HAI đã tiến hành chọn điểm trình diễn, hỗ trợ thuốc mẫu, hướng dẫn sử dụng đúng kỹ thuật cho bà con. Kết quả ban đầu được đánh giá rất khả quan, Cty đã đưa ra khuyến cáo hợp lý mang lại hiệu quả phòng ngừa sâu bệnh tốt, giúp cây mãng cầu tăng năng suất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, tập quán canh tác của nông dân là phun phòng ngừa, cây mãng cầu đậu trái cách 5 - 7 ngày phun một lần. Mỗi lần như vậy cho tất cả các loại thuốc từ phân bón lá, kích thích sinh trưởng, thuốc sâu rầy, thuốc bệnh vào một "cống" (500 lít), dùng vòi phun áp lực cao để phun.

Chi phí thuốc cho 1 "cống" khoảng 500.000đ, chi phí khá cao nhưng hiệu quả chưa đánh giá cụ thể tổng số lần phun cho tới thu hoạch.

Để giúp bà con sử dụng phân thuốc đạt hiệu quả trên cây mãng cầu mà không để dư lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, Cty CP Nông dược HAI đã tiến hành khảo sát các sản phẩm của HAI như: Phân bón HAI- Chyoda để giúp khôi phục bộ rễ sau thu hoạch, kích thích tạo mầm hoa, tăng khả năng ra hoa, hoa nở đồng loạt, tăng khả năng đậu quả.

Thuốc bệnh phổ rộng có hiệu quả phòng trị bệnh cao như Manozeb 80WP, Carbendar Supper 50SC, Aviso 350SC. Thuốc trừ sâu Nurelle D 25/2.5EC, Wellof 330EC, Hopsan 75EC, Applaud 10WP trừ tốt rệp sáp, các loại côn trùng chích hút và các loài sâu đục trái, đặc biệt Hopsan 75EC tiêu diệt và có tính xua đuổi ruồi đục trái rất cao.

Bên cạnh đó thuốc trừ sinh học thế hệ mới Takare 2EC vừa trừ bọ trĩ và nhện đỏ an toàn cho người tiêu dùng. Thuốc kích thích sinh trường có sản phẩm Dekamon 22.43L, Colyna 200TB giúp cây đạt năng suất tối đa.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm