| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thị trường công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

Thứ Hai 27/08/2018 , 14:05 (GMT+7)

Nhiều ứng dụng công nghệ mới đã được giới thiệu tại Hội nghị Khoa học và công nghệ chuyên ngành Thủy lợi và phòng chống thiên tai do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Hà Nội vào cuối tuần qua.

Đột phá về công nghệ quản lý

Theo GS.TS Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi kiêm Trưởng ban KHCN Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), trước thách thức từ biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng 4.0, ngành thủy lợi cần phải tăng cường ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thủy lợi phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.

16-29-14_dsc_0888
Ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phát biểu tại Hội nghị

Trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, việc ứng dụng công nghệ GIS đã làm thay đổi đáng kể các phương pháp thu thập dữ liệu (lượng mưa, mực nước, lưu lượng qua cống, lưu lượng qua tràn…) và truyền phát thông tin phục vụ chỉ đạo, vận hành công trình thủy lợi. Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin này được tổng hợp và đưa lên Website chung (http://thuyloivietnam.vn) một cách nhanh chóng.

Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu KHCN, các đơn vị thủy lợi đã sáng chế ra nhiều thiết bị phục vụ ngành thủy lợi rất hữu ích. Điển hình như Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, đã chế tạo thành công thiết bị đo mực nước tự động BHH-H01 có khả năng kết nối với trang tin điệnt ử http://capnuocdongxuan.httl.com.vn/ phục vụ chỉ đạo điều hành láy nước gieo cấy lúa đông xuân khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ.

Ông Đặng Duy Hiển – Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Hưng Hải cho biết: Thiết bị này được lắp đặt tại 11 cửa lấy nước lớn vùng hạ du hệ thống sông Hồng. Số liệu đo đạc rất chính xác, kịp thời, được đưa lên Website trước 1 tháng so với thời gian lấy nước tập trung để hỗ trợ xác định rõ thời điểm các hồ thủy điện xả nước đệm, phục vụ việc điều hành lấy nước rất hiệu quả.

Trước tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra ngày càng gay gắt và khó lường, nhiều công nghệ dự báo xâm nhập mặn đã được đưa vào sử dụng như mô hình toán thủy văn (SWAT), mô hình vận hành hồ chứa, sử dụng nước (IQQM) và mô hình thủy lực, chất lượng nước (MIKE) để dự báo mặn xâm nhập vùng đồng bằng sông Cửu Long. Công nghệ này có khả năng đánh giá, dự báo được mặn xâm nhập dài hạn, ngắn hạn và dự báo được thời điểm lấy nước ngọt tại các cửa của hệ thống thủy lợi trong mùa vụ, trong tháng hoặc các thời kỳ triều cường, xả nước của thượng lưu.
 

Tăng cường nghiên cứu ứng dụng

Bên cạnh đó, để ứng phó với tình hình hạn hán, một số công nghệ tưới tiết kiệm như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt và nhà lưới, nhà kính đang ngày càng được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2017, diện tích áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm đạt trên 270.000ha, đem lại hiệu quả rõ rệt về nhiều mặt.

16-25-00-nh-2120151171
Kết quả đo mực nước được truyền tự động vào hệ thống điện tử, sản phẩm của Cty Thủy lợi Bắc Hưng Hải

Ngoài ra, tại hội nghị, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam báo cáo kết quả nghiên cứu về tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực TP Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành công trình thủy lợi. Tổ chức JICA (Nhật Bản) giới thiệu công nghệ đập ngăn bùn đá ứng dụng trong phòng, chống lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi. Đại học Thủy lợi giới thiệu các nghiên cứu đào tạo nhân lực và sản xuất thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

GS.TS Nguyễn Văn Tỉnh đánh giá cao các công trình nghiên cứu nêu trên. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong ngành thủy lợi còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chưa thu hút được sự vào cuộc mạnh mẽ của các thành phần xã hội, nhất là các doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp nông nghiệp trong ứng dụng KHCN về thủy lợi; do đó, chưa có nhiều sản phẩm nghiên cứu, sáng chế đột phá.

"Đề nghị các nhà khoa học tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm để bảo đảm tính ứng dụng thực tiễn cao, tiến tới tạo được thị trường công nghệ tốt trong lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai…", GS.TS Nguyễn Văn Tỉnh.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm