| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu sản phẩm khoai lang vùng cát

Thứ Năm 28/11/2019 , 10:35 (GMT+7)

Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoai lang Lâm Hường (xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy) chuyên sản xuất, chế biến khoai deo.

06-54-32_le_r_mt_htx_sxkd_v_dv_khoi_lng_lm_huong

HTX mới đây đã được Sở NN – PTNT tỉnh Quảng Bình phối hợp với dự án SNV tổ chức lễ ra mắt.

HTX SXKD & DV khoai lang Lâm Hường với 7 thành viên là các hộ gia đình ở xã Thanh Thủy, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu khoai lang và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Xã Thanh Thủy có khoảng 160 ha diện tích khoai lang với trên 360 hộ canh tác thường xuyên, là vùng nguyên liệu thuận lợi cho việc thu mua và chế biến các sản phẩm từ khoai.

Với mục tiêu đa dạng hóa các mặt hàng từ khoai lang, đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm khoai deo vùng cát Thanh Thủy để phục vụ cho nhu cầu của người dân và khách du lịch, sau khi đi vào hoạt động, HTX sẽ đầu tư thêm máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và từng bước xây dựng đạt chuẩn OCOP…

Hiện, HTX đang sản xuất các mặt hàng chế biến từ khoai lang như khoai sấy dẻo, khoai deo, khoai sấy gừng, tinh bột khoai… được người tiêu dùng đánh giá cao. HTX còn triển khai các hoạt động như nhận và chăm sóc cây giống nông nghiệp, chế biến và bảo quản rau quả, vận tải hàng hòa và các dịch vụ khác liên quan đến nông nghiệp như trồng trọt, sau thu hoạch, xử lý hạt giống…

Tham gia vào HTX, các thành viên cam kết chấp hành nghiêm điều lệ hoạt động và đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường, cùng nhau quảng bá các sản phẩm của HTX nhằm ổn định sản xuất, tăng thu nhập; phấn đấu lợi nhuận của HTX đạt trên 100 triệu đồng/năm, thu nhập của thành viên đạt trên 60 triệu đồng/năm. Sau 3 năm hoạt động, HTX phấn đấu thành lập quỹ khoảng 500 triệu đồng để hỗ trợ các thành viên vay với lãi suất ưu đãi.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm