| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng và vận hành đồng bộ, thông suốt thị trường lao động

Thứ Năm 17/12/2020 , 09:27 (GMT+7)

Đề án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 tập trung hỗ trợ phát triển thị trường lao động, xây dựng, vận hành đồng bộ, thông suốt thị trường lao động.

Nâng cao năng lực cho các Trung tâm Dịch vụ việc làm

Bộ LĐ – TB&XH vừa tổ chức hội nghị tổng kết Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 - 2020, qua 5 năm thực hiện, Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, đặc biệt về phát triển thị trường lao động với nhiều kết quả tích cực.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại Hội nghị.

Qua đó, đã có 11 Trung tâm dịch vụ việc làm (trong đó có 07 Trung tâm dịch vụ việc làm ngành Lao động Thương binh và Xã hội và 04 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) được nâng cao năng lực để thực hiện tốt vai trò kết nối cung - cầu lao động, phát triển thị trường lao động.

Các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH tại các địa phương trong cả nước đã  tăng cường tổ chức, đa dạng các loại hình hoạt động giao dịch việc làm để thu hút lao động, giới thiệu việc làm từ sàn, phiên giao dịch việc làm trực tuyến, lưu động, ngày hội việc làm được...

Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, trung bình mỗi năm đã tổ chức hơn 1.600 phiên giao dịch việc làm, bình quân mỗi phiên giao dịch đã thu hút được từ 25-30 doanh nghiệp; khoảng 350-450 người lao động tham gia.Điều này, thể hiện rõ vai trò kết nối cung - cầu lao động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm.

Việc thu thập và cập nhật cơ sở dữ liệu về cung - cầu lao động với thông tin của trên 20 triệu hộ gia đình và gần 400 nghìn doanh nghiệp được tổ chức tốt để cập nhật hàng năm; bước đầu đã có sự kết nối thông tin thị trường lao động từ Trung ương tới địa phương, cũng như giữa các địa phương, giữa các vùng miền với nhau...; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, thanh niên; giới thiệu việc làm thành công cho hàng chục nghìn thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số....

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng tồn tại một số hạn chế nhất định: Nguồn vốn bố trí thấp, cơ chế quản lý còn bộc lộ những tồn tại trong việc theo đõi, đảm bảo nguồn kinh phí được thực hiện đúng mục tiêu; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện; năng lực phân tích, dự báo thị trường lao động chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động giao dịch việc làm chậm ứng dụng công nghệ thông tin...

Vì vậy, tại hội nghị tổng kết Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 – 2020, Bộ LĐ-TB&XH, Cục Việc làm và các cơ quan, ban, ngành liên quan đã tập trung thảo luận  đánh giá kết quả thực hiện Dự án; chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt cũng như những khó khăn, hạn chế để rút kinh nghiệm. Đồng thời, thảo luận về định hướng các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm trong giai đoạn tới.

Tập trung phát triển việc làm, kết nối cung - cầu lao động

Dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã nhận được ý kiến tham gia của các Bộ, Ban, ngành liên quan; các tỉnh, thành phố; các chuyên gia trong và ngoài nước, thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo và đóng góp ý kiến trực tiếp và bằng văn bản. Bộ LĐ-TB&XH đã đăng tải dự thảo Đề án trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Đến nay, dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã được hoàn thiện, cơ bản tiếp thu và chỉnh lý theo ý kiến góp ý của các Bộ, Ban, ngành, địa phương và nhân dân để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

BOX:

Mục tiêu tổng quát của Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030:

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và vận hành đồng bộ, thông suốt thị trường lao động; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, có sự kết nối các thị trường với nhau, thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại Hội nghị.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại Hội nghị.

Mục tiêu cụ thể của Đề án đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030, các chỉ tiêu của giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Các chỉ tiêu trọng tâm gồm: Tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau; giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo, chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước việc làm toàn cầu của ILO.

Đồng thời tăng cường bảo vệ quyền lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động làm trong khu vực phi chính thức; hình thành và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia có sự chia sẻ thông tin, dữ liệu liên thông trên toàn quốc và giữa các vùng, các quốc gia.

Đề án cũng sẽ tập trung vào các hoạt động nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động, phát triển việc làm, kết nối cung - cầu lao động và vấn đề quản trị, vận hành thị trường lao động. 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm