| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh: Khó khả thi!

Thứ Năm 13/11/2014 , 10:18 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đang giao Cục Thú y xây dựng đề án thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với lợn để phục vụ XK tại 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định. 

Chủ trương ai cũng ủng hộ, nhưng thực hiện thế nào lại đang khiến các địa phương đau đầu, đặc biệt là chuyện tiêm phòng.

2017 thanh toán LMLM, 2018 hết dịch tả lợn?

Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.

Theo đó, một trong những yêu cầu cơ bản để có thể XK được thịt lợn theo yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), nguyên liệu phải có nguồn gốc từ các vùng ATDB đối với 2 bệnh lở mồm long móng (LMLM) và dịch tả lợn (DTL).

Cụ thể, vùng ATDB đối với LMLM phải là vùng không xuất hiện ổ dịch LMLM trong vòng 2 năm; không có bằng chứng về sự lưu hành của virus LMLM trong vòng 12 tháng; có các chương trình giám sát bệnh LMLM và sự lưu hành virus LMLM phù hợp với các quy định của OIE cũng như các biện pháp quản lí nhằm phát hiện sớm, phòng và chống bệnh.

Đối với vùng ATDB được thiết lập nhờ tiêm phòng vacxin, OIE yêu cầu vacxin được sử dụng phải phù hợp với tiêu chuẩn do tổ chức này hướng dẫn...

Đối với bệnh DTL, vùng ATDB phải đảm bảo không có ổ dịch trong vòng 12 tháng; không có bằng chứng về sự nhiễm virus DTL trên các đàn lợn trong vòng 12 tháng; có chương trình giám sát ít nhất 12 tháng phù hợp với quy định của OIE...

Để xây dựng vùng ATDB đối với 2 bệnh này theo quy định của OIE, dự thảo đề án của Cục Thú y hiện đã đề nghị từ năm 2014-2016, phải sử dụng vacxin LMLM tiêm triệt để, ít nhất đạt 90% cho gia súc để đảm bảo không để xảy ra dịch LMLM trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Đối với bệnh DTL, phải tiêm vacxin DTL ít nhất đạt tỉ lệ 90% cho lợn trong giai đoạn 2014-2015 để đảm bảo không để xảy ra dịch DTL. Mục tiêu cụ thể theo Cục Thú y, đến tháng 7/2017, sẽ hoàn thành việc khống chế, thanh toán bệnh LMLM ở cả 2 tỉnh để trình Bộ NN-PTNT công nhận, đến tháng 12/2017 trình hồ sơ lên OIE công nhận ATDB.

Đối với bệnh DTL, mục tiêu đến giữa năm 2018 sẽ hoàn thành khống chế, thanh toán bệnh ở 2 tỉnh và trình hồ sơ đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận vùng ATDB, đến cuối năm 2018 trình OIE công nhận vùng ATDB.

Tiêm hay không tiêm?

Mặc dù hiện tại, dự thảo đề án của Cục Thú y vẫn chưa được Bộ NN-PTNT thông qua, tuy nhiên, nó đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ 2 tỉnh thực hiện thí điểm.

Khẳng định việc từng bước kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu chung của cả ngành thú y, kể cả khi chưa tính tới chuyện tạo vùng ATDB để XK, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thái Bình cho rằng, việc Cục Thú y lựa chọn giải pháp kiểm soát, thanh toán dịch LMLM và DTL để tạo vùng ATDB bằng cách tiêm phòng 100% sẽ là một gánh nặng đè lên vai địa phương. Trong khi đó ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định ái ngại, giải pháp này thậm chí là phi thực tế!

Theo ông Hiểu, đối với bệnh LMLM, hiện nay cả Thái Bình và Nam Định đều không nằm trong danh sách được hỗ trợ vacxin từ chương trình MTQG kiểm soát bệnh LMLM nên những năm gần đây, ngân sách địa phương chỉ hỗ trợ tiêm phòng cho trâu bò, nhưng lợn thì chỉ có các trang trại tự mua vacxin tiêm cho lợn nái, còn lại, toàn bộ đàn lợn thịt toàn tỉnh không tiêm phòng LMLM. Với bệnh DTL, Nam Định cũng chỉ hỗ trợ vacxin cho các hộ dân nuôi nhỏ lẻ, còn lại các trang trại lớn tự lo vacxin và tự tiêm phòng.

“Với một tỉnh nghèo như Thái Bình, đầu tư cho cả ngành thú y trong tỉnh mỗi năm xin lên xin xuống chỉ khoảng chục tỉ đồng, xin thêm một tỉ đồng thôi đã khó, nói chi bây giờ tiêm phòng phải chi thêm tới hàng trăm tỉ đồng thì không biết đào đâu ra? Trong khi đó, đề án của Cục Thú y soạn thảo chưa hề đề cập gì tới nguồn kinh phí sẽ do địa phương hay Trung ương thực hiện. Nếu lại đẩy về cho địa phương lo tôi e là đề án này là rất không thực tế” – ông Nguyễn Văn Đức.

Hiện nay, vacxin LMLM dù là vacxin đơn giá tốt nhất thì tỉ lệ bảo hộ cũng chỉ đạt từ 70-80%. Vì vậy để đạt tỉ lệ bảo hộ cho đàn lợn toàn tỉnh đảm bảo không xảy ra dịch, mỗi con lợn sẽ phải tiêm ít nhất 2 lần. Nam Định hiện thường xuyên duy trì tổng đàn khoảng 140 nghìn con lợn nái và khoảng hơn 600 nghìn đầu lợn thịt.

Nếu tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn nái đạt yêu cầu, mỗi lợn nái một năm sẽ phải tiêm 2 lần, mỗi lần tiêm (tạm tính đối với vacxin đơn giá, tính cả công tiêm) hiện khoảng 15.000 đ/con, tổng cộng chi phí tiêm phòng chỉ riêng cho đàn lợn nái tỉnh này sẽ vào khoảng 4,2 tỉ đồng. Đối với lợn thịt, mỗi năm trung bình có 3 lứa, mỗi lứa tiêm 2 mũi, vị chi kinh phí vacxin và tiêm phòng sẽ lên tới hơn 54 tỉ đồng.

Như vậy, tính sơ sơ Nam Định sẽ phải chi khoảng gần 60 tỉ đồng/năm nếu tiêm phòng LMLM cho toàn bộ đàn lợn. Nếu tính cả vacxin LMLM tiêm cho trâu bò và vacxin DTL để tiêm cho tổng đàn lợn, nguồn kinh phí tiêm phòng cho Nam Định để xây dựng vùng ATDB mỗi năm sẽ không dưới 70-80 tỉ đồng.

“Đó chỉ mới là giả thiết chỉ phải tiêm vacxin LMLM đơn giá. Tuy nhiên virus LMLM hiện nay có tới 7 chủng và vacxin cũng có 3-4 loại, nào typ O, typ A, nào là nhị typ 0-ASEAN, rồi thì vacxin tam giá... Theo yêu cầu của OIE về việc sử dụng vacxin khi xây dựng vùng ATDB, việc xác định tiêm loại vacxin nào phải theo tiêu chuẩn chỉ định của tổ chức này. Vì thế giả sử họ yêu cầu phải tiêm vacxin LMLM tam giá, mỗi liều tới hơn 30 nghìn đồng thì kinh phí tiêm phòng sẽ tới vài trăm tỉ chứ chẳng chơi. Chừng đó tỉnh nông nghiệp như Nam Định lấy đâu ra?”, ông Hiền ái ngại.

Cùng lo lắng như ông Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thái Bình, ông Nguyễn Văn Đức tính toán: Thái Bình hiện thường xuyên duy trì tới hơn 1 triệu đầu lợn.

Hiện hàng năm UBND tỉnh mới chỉ hỗ trợ kinh phí tiêm phòng dịch tả lợn và một ít vacxin cho trâu, bò nhưng kinh phí tiêm phòng đã lên tới hàng chục tỉ đồng. Nếu vacxin LMLM (nếu chỉ tính vacxin đơn giá), cộng với vacxin DTL cho toàn bộ đàn lợn toàn tỉnh thì kinh phí sẽ đội lên ít nhất vào khoảng 120-150 tỉ đồng/năm.

Đó là chưa nói, toàn bộ vacxin LMLM hiện nay Việt Nam đều đang phải đi NK và hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Với một lượng vacxin lớn như thế, lúc chúng ta cần, họ không bán thì xem như kế hoạch phá sản?

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm