| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng vững chắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Thứ Sáu 30/10/2015 , 08:57 (GMT+7)

Có thể nói mô hình nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang hướng tới phản ánh đầy đủ, toàn diện về một nhà nước dân chủ, nhân văn, tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế vận động của lịch sử phát triển nhân loại.

Dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”; “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Đó là những quan điểm, nguyên tắc nền tảng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng và được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013.

Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như vậy là rõ ràng, phản ánh đầy đủ tinh thần của Chủ nghĩa Mác -Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước kiểu mới; đồng thời thể hiện sâu sắc khát vọng ngàn đời của nhân dân ta về vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân, vốn là điều bị tước đoạt dưới chế độ phong kiến, thực dân.

Do đó, có thể nói mô hình nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang hướng tới phản ánh đầy đủ, toàn diện về một nhà nước dân chủ, nhân văn, tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế vận động của lịch sử phát triển nhân loại.

Trên tinh thần đó, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng đã phân tích khá đầy đủ, cụ thể, toàn diện những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua và nêu rõ những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn tới.

Dự thảo đã đề cập, phân tích 4 phương hướng, nhiệm vụ quan trọng: (1) Tiếp tục xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; (2) Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương hướng và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; (3) Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; (4) Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, cũng cần thiết phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời gian qua: “Sự phân định giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước còn có những nội dung chưa rõ; phương thức và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp còn nhiều điểm chưa được chế định rõ và phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền”.

Thực ra, đây là nguyên nhân nhưng cũng là hạn chế không nhỏ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã chỉ ra từ khá lâu nhưng chưa được khắc phục cơ bản. Có thể xem đây là nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo, kém hiệu lực, giảm sức sáng tạo và đổi mới, tạo ra tâm lý trông chờ, né tránh trách nhiệm ở nhiều khâu, nhiều cấp. Vì vậy, chừng nào chưa giải quyết được hạn chế này, chừng đó chúng ta chưa tạo được sức mạnh vững chắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong khi đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Dự thảo chưa phân tích sâu một nội dung quan trọng nằm trong tổng thể của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đó là xây dựng và thực thi pháp luật ở nước ta. Chúng ta đã chăm lo xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhưng chất lượng xây dựng luật và việc thực thi pháp luật còn nhiều yếu kém.

Trong phần phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền giai đoạn mới cũng không đề cập đến việc xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, chất lượng và nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Đây là điều kiện quan trọng để thiết lập tinh thần thượng tôn pháp luật theo đúng tinh thần của Bác :“Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Đó là nền tảng, kỷ cương, sức mạnh của dân tộc. Thiết nghĩ, đây là vấn đề lớn, cần nghiên cứu, bổ sung.

Đó là những vấn đề căn bản, trọng tâm, xuyên suốt cần kiên định thực hiện lâu dài và bám sát thực tiễn để điều chỉnh, bổ sung để chúng ta thực sự có được một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng tinh thần của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chúng ta đã chuẩn bị được điều kiện chính trị cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.