| Hotline: 0983.970.780

Xây tổ ấm hạnh phúc bằng hạt gạo lức

Thứ Bảy 27/08/2016 , 08:08 (GMT+7)

Thực dưỡng không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển trí tuệ.

Mọi gia đình áp dụng thực dưỡng đều được hưởng như vậy và gia đình cô Võ Như Khuê không nằm ngoài kết quả này. Cô Khuê, sinh năm 1959, sống ở Quận 11, TP.HCM, hiện đang giữ huy chương vàng giải Yoga Việt Ấn Mở Rộng Năm 2015 dành cho độ tuổi từ 46 trở lên, tổ chức tại TP.HCM.

09-11-07_trng-27
Gia đình cô Võ Như Khuê

 

Trải qua 30 năm rồi, cô không bị bệnh, không uống thuốc. Cô có một gia đình hạnh phúc với ba người con đều ngoan hiền và giỏi. Cuộc sống của cô rất vui vẻ với gia đình và bạn bè. Cô thích thú cùng chồng hướng dẫn nhiều người ăn gạo lức theo phương pháp thực dưỡng để đẩy lùi bệnh tật và khang kiện sức khỏe.

 

Tâm đầu ý hợp nhờ biết thực dưỡng

Khi còn trẻ cô Khuê theo học Đông y với lương y Nguyễn Trung Hòa và nữ y sư Hồng Nguyên. Sau đó, cô học thuốc nam và làm ở phòng thuốc trong Chùa Giác Ngộ, Quận 10, TP.HCM. Cô thường xuyên châm cứu cho bệnh nhân.

Thầy Đông y của cô dạy rằng người châm cứu dễ bị mất “khí” nên phải luyện “khí”. Sau một thời gian làm châm cứu cô cảm thấy người yếu, mệt mỏi nên đi học Thái Cực Quyền. Người dạy Thái Cực Quyền cho cô là một thanh niên to khỏe, hiền lành, đã ăn gạo lức, nghiên cứu về thực dưỡng từ lâu và có tên là Nguyễn Văn Trung.

Trước đó, cô được thầy dạy Anh văn tặng cho quyển sách “Làm Thế Nào Để Sống Vui” viết về thực dưỡng. Đọc xong quyển sách thấy hay, cô mua gạo lức về nấu ăn nhưng được vài hôm rồi không ăn nữa. Nhờ vậy, thầy trò thường nói chuyện nhiều với nhau về gạo lức.

Qua những quyển sách thực dưỡng, cô biết rằng người ăn gạo lức thường có bản tính hiền lương, dễ mến và thông minh. Sau một thời gian học và nói chuyện với nhau, cô thấy bản tính này thể hiện ngày càng rõ trong con người của “thầy” Trung. Từ đó, cô không nghỉ học ngày nào để được gặp mặt “thầy” trên lớp. “Thầy” cũng biết điều đó nên không bao giờ cho lớp nghỉ học để được nhìn thấy “cô” đến lớp. Cô nghĩ mình sẽ được ăn gạo lức trở lại nếu hai người nên duyên chồng vợ. Duyên đã chín mùi, “thầy” và cô cưới nhau và sống hạnh phúc cho đến bây giờ.

 

Gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt

Cô sinh cho “thầy” 3 người con và người nào cũng học giỏi, ngoan hiền và trọng chữ tín. Người con trai đầu, sinh năm 1987, tốt nghiệp Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM ngành Anh văn và đã cưới vợ từng du học tại Pháp.

Khi cô Khuê mang thai người con đầu, cũng là đứa cháu đầu nên bà ngoại rất cưng. Bà ngoại chuẩn bị đủ thứ cho cô ăn để dưỡng thai và phản đối cô ăn gạo lức, ăn kiêng. Gia đình bên nội cũng vậy. Cô đã nghiêng theo gia đình vì muốn ăn thứ gì có thứ đó, sung sướng mà và không ăn theo “thầy” Trung.

Từ 6 tháng đến 3 tuổi, em bé thường bị bệnh. Lúc 10 tháng tuổi, em bé bị ghẻ ngứa đầy đầu. Nhìn thấy vậy cô xót ruột. Cô nghĩ đi bác sỹ chưa chắc con hết bệnh thôi thì nghe lời chồng mình ăn số 7 (chỉ ăn gạo lức với muối mè mà không ăn thêm bất kỳ thứ gì) thử xem. Cô ăn số 7 và cho con bú, ngoài ra cho con ăn dặm cháo lức và bột gạo lức. Trong tuần đầu cô thấy các mụn ghẻ cũ đều lành. Mụn ghẻ mới có mọc ra nhưng qua ngày hôm sau là lặn mất. Đến ngày thứ 14 là cả đầu em bé không còn một mụn ghẻ nào.

Nhờ vậy mà cô càng tin vào hạt gạo lức và thực dưỡng. Ngoài bệnh ghẻ, em bé rất dễ bị cảm sốt, tắm nước nóng cũng bị cảm sốt, lau nước cũng bị cảm sốt. Những lúc sốt hai vợ chồng phải thức suốt đêm để chăm sóc con. Từ đó về sau bệnh này cũng biến mất luôn.

Cô nói đứa đầu hơi yếu hơn hai đứa sau vì trong thời gian mang thai đứa đầu, cô ăn gạo lức nhưng không ăn kỹ và liên tục, trong khi đó hai đứa con sau cô hoàn toàn ăn gạo lức, gần với số 6 (90% gạo lức và 10 rau củ) và số 7. Cô nói: “Vì lúc nhỏ hay bị bệnh nên đứa con đầu của cô cũng thường xuyên ăn số 7 và khi lớn lên cháu khỏe mạnh. Cháu thường giúp đỡ bạn bè, rất xem trọng lời hứa, nên được bạn bè quý mến”.

Người con gái giữa, sinh năm 1990, thi đậu thủ khoa Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM năm 2008. Cháu đã tốt nghiệp ngành tâm lý học và đang làm cho một tổ chức của Mỹ tại Việt Nam. Từ nhỏ, cô bé đã thông minh và ham học. Cô thường dạy thơ của Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều cho anh cô bé.

Lúc đó, anh cô bé chuẩn bị vào lớp một. Khi đó, cô bé nghe theo mà thuộc hết. Cô cũng thường đọc truyện cho cô bé nghe và cô bé rất mê mẹ đọc truyện. Một hôm cô nói: “Tối nào mẹ cũng đọc truyện cho con, mẹ mệt quá. Sao con không tự học chữ rồi tự đọc?” Cô nghĩ chỉ nói chơi thôi, không ngờ cô bé muốn học chữ thật! Vậy là cô bé theo mẹ, theo anh học chữ một cách hăng say và thích thú. Hơn ba tuổi cô bé đã biết đọc truyện Đôrêmon và cười khúc khích một mình.

Lúc 4 tuổi, cô bé đã biết đọc, biết viết rành rẽ và rất mê đọc truyện. Một hôm được ba Trung chở đi mua truyện, người bán truyện hỏi rằng mua về cho anh cô bé đọc hả. Ba Trung bảo không phải vậy, mà mua cho bé này và chỉ cô bé ngồi trên chiếc xe đạp. Người bán truyện biết được khả năng của cô bé và rất thú vị. Cô bé không hề bị bệnh. Đôi khi bị sốt, nhưng chỉ sốt trong ngày và đến chiều là hết nên ba mẹ chưa hề thức đêm với cô bé.

Lớn lên cũng vậy. Lớn lên một chút, cô bé được học Trường THCS Chu Văn An. Lên cấp 3, cô bé học Trường THPT Năng Khiếu TP.HCM. Đây là một trong những trường tập trung những học sinh xuất sắc của TP.HCM. Cô bé đã lấy được bằng C Anh văn của Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM khi đang học lớp 8. Cô Khuê nói: “Cháu rất mạnh mẽ và quyết đoán, làm việc gì là làm đến nơi đến chốn”. Càng lớn lên khả năng làm việc và giải quyết vấn đề của cháu càng tốt. Làm việc gì cũng nghĩ đến cái lợi của người khác trước.

Người con trai út, sinh năm 1994, đang học năm 3 Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM. Năm đó, cháu đạt điểm thi vào đại học cao nhất khối lớp 12 của Trường THPT Hùng Vương, TP.HCM. Cô nói: “Cháu thông minh, học giỏi. Đưa một bài toán là cháu biết kết quả ngay và có thể giải ngược từ kết quả. Lời giải các bài toán của cháu thường ngắn hơn của các bạn và thậm chí cả thầy cô giáo”. Thầy cô giáo của cháu đều tin tưởng chắc chắn cháu sẽ đậu đại học ngay năm thi đầu.

Trong quá trình nuôi ba người con, mỗi khi con bệnh, cô liền ăn số 7. Cô nói nhờ ăn gạo lức và ăn chay nên trời thương cho con cái ngoan hiền và mọi việc đều suôn sẻ. Ba người con đều biết thương nhau, biết quan tâm đến cha mẹ, biết nghĩ đến những người xung quanh và xã hội. Con cái có nghề nghiệp ổn đình, ra ngoài được nhiều người thương mến. Các con được dạy tự lập từ nhỏ nên cô không lo dù các con đi đâu và làm gì.

 

Thành tích bản thân

Cô Khuê đã đoạt huy chương vàng dành cho độ tuổi từ 46 trở lên tại giải Yoga Việt Ấn Mở Rộng Năm 2015 do Đại Sứ Quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức. Cô thi đấu với tinh thần vững vàng mặc dù đây là lần đầu tiên trong đời đi thi và cũng chưa bao giờ đứng lớp dạy yoga. Cô tập yoga từ giữa năm 2008 đến giờ. Nhờ ăn gạo lức cơ thể dẻo sẵn nên ngày đầu tiên vào học, cô làm được tất cả các động tác của huấn luyện viên hướng dẫn.

09-11-07_trng-26
Cô Võ Như Khuê

 

Sau một thời gian tập yoga, cô cảm thấy người như được thông khí, nhanh nhẹn hơn, về nhà muốn làm hết việc này đến việc khác. Cô tập được tất cả các động tác từ dễ đến khó. Những thế dẻo, ban đầu không làm được nhưng vài ngày sau là làm được. Một cô bạn cùng tập, 40 tuổi, đã tập thể dục thẩm mỹ 10 năm rồi nhưng cũng không tập được các thế dẻo mà cô Khuê tập rất thuần thục. Cô bảo nếu muốn dẻo như cô thì phải ăn gạo lức. Những chàng trai tuổi độ 20, nếu không khổ luyện cũng ít người tập được những thế dẻo mà cô tập được.

Cô nói: “Cô không thông minh như người khác nhưng nhờ biết gạo lức nên cuộc đời thay đổi”. Cô tốt nghiệp cấp ba và không đi học tiếp. Nhưng cô tự tìm hiểu dạy học và dạy từ vỡ lòng đến lớp 5 mà học trò rất đông. Chồng cô cũng dạy toán cấp 2 tại nhà. Nhờ vậy mà có đủ tiền để nuôi ba người con ăn học. Bây giờ cô vẫn còn dạy ở nhà. Cô bắt đầu dạy năm 1995 khi con trai út được một tuổi.

Cô khuyên các bạn thực dưỡng nên chú ý đến vận động cơ thể như tập yoga, khí công, các bạn trẻ thì du lịch khám phá hoặc leo núi. Ăn thực dưỡng kết hợp rèn luyện thân thể làm ta thấy yêu đời hơn. Cô nói: “Dù ở tuổi 58 nhưng cô cảm thấy như có nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể, thôi thúc mình làm việc này việc nọ. Tay chân nhanh nhẹn. Như vầy là hạnh phúc, còn gì hơn”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm