| Hotline: 0983.970.780

Xe đạp điện không được chạy quá vận tốc 25km/giờ

Thứ Tư 06/11/2013 , 11:16 (GMT+7)

Sắp tới, xe đạp điện sẽ được kiểm tra, thử nghiệm theo quy chuẩn mới được Bộ Giao thông Vận tải ban hành.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện trong đó quy định vận tốc xe đạp điện không được chạy quá 25km/giờ.

Theo đó, Bộ Giao thông đưa ra quy chuẩn quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và phương pháp thử đối với xe đạp điện, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, thử nghiệm, quản lý và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.

Bộ Giao thông Vận tải cũng định nghĩa về xe đạp điện nhằm phân biệt với các loại phương tiện khác để khuyến cáo người sử dụng.

Cụ thể, xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 25 km/giờ và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40kg.

Quy chuẩn xe đạp điện quy định rõ về kỹ thuật của loại phương tiện này như: khối lượng bản thân của xe; động cơ điện của xe; vận tốc lớn nhất của xe; khả năng vận hành; quãng đường đi được liên tục của xe; ắc quy xe; hệ thống phanh...

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư của Bộ quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đồng thời giao Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chuẩn này.

Ông Trần Kỳ Hình, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, xe đạp điện sắp tới sẽ được kiểm tra, thử nghiệm theo quy chuẩn mới được Bộ Giao thông Vận tải ban hành.

“Chỉ có các loại xe đạp điện có vận tốc tối đa không lớn hơn 25km/h, công suất động cơ không lớn hơn 250W mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng,” vị Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm khẳng định.

Theo ông Hình, quy chuẩn này bao gồm các tiêu chí quan trọng để ngăn chặn các loại xe tương tự như xe đạp điện nhưng có công suất động cơ lên tới hơn 350W và tốc độ có thể đạt tới 40-50km/h tham gia giao thông.

“Hiện nay, không có nước nào chấp nhận thiết kế xe đạp điện có tốc độ cao hơn 25km/giờ. Các xe có tốc độ cao hơn được nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua đa phần từ Trung Quốc, hình dáng giống xe đạp điện, bánh nhỏ nhưng được lắp ắc quy trên 240W nên vận tốc đạt 40 km/giờ tương đương xe máy dung tích 50cc,” ông Hình đánh giá.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, hiện nay, tại các thành phố lớn, lực lượng chức năng rất khó phân biệt đâu là xe máy điện, đâu là xe đạp điện. Thậm chí, nhiều người đi xe cũng không cần biết có phải đội mũ bảo hiểm, có phải đăng ký khi lưu thông trên đường...

“Do vậy, cần phải phân biệt rõ khái niệm về xe đạp điện và xe máy điện để từ đó có những biện pháp, khuyến cáo đối với người sử dụng và công tác quản lý được rõ ràng,” ông Hiệp nói.

Ngoài ra, ông Hiệp cũng cho rằng, theo các quy định hiện hành, xe đạp điện phải giới hạn tốc độ tối đa và khi tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Riêng, với xe máy điện phải có đăng ký, đăng kiểm, quy định về độ tuổi cho người điều khiển, đội mũ bảo hiểm khi vận hành...

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014.

(Vietnam+)

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.