| Hotline: 0983.970.780

Xe ôm đô thị bước vào cao điểm cạnh tranh gay gắt

Thứ Bảy 08/07/2017 , 09:05 (GMT+7)

Thời gian gần đây, ở hai đô thị lớn Hà Nội và TPHCM, điều mà bất cứ người tham gia giao thông nào cũng dễ dàng nhận ra, đó là sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ xe ôm công nghệ qua đồng phục màu xanh đặc trưng. 

Với ưu điểm giá rẻ cộng với nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau, xe ôm công nghệ cạnh tranh trực tiếp với xe ôm công nghệ và chiếm lĩnh dần thị phần của xe ôm truyền thống!

22-23-59_trng_48
Ảnh minh họa

Sau sự phát triển rầm rộ của taxi công nghệ, nhu cầu xe ôm công nghệ cũng được hai “ông lớn” Grab và Uber chú trọng đầu tư. Cuối tháng 6-2017, GrabBike tuyên bố số lái xe của họ đã đạt 50.000, còn UberMotor cũng cho biết số lái xe của họ đã đạt 20.000. Như vậy, nếu cộng thêm sự góp mặt của những dịch vụ xe ôm công nghệ khác được cung cấp bởi APPP, Vivu, AGZ Bike, Timxes.com, Go-Bike…thì có đến cả trăm ngàn tài xế xe ôm công nghệ sẵn sàng phục vụ cho cư dân đô thị.

Phải thừa nhận, khi chiếc điện thoại thông minh được phổ cập khắp nơi, thì sự nhanh nhạy của những công ty ứng dụng công nghệ vào dịch vụ vận tải đã tạo ra những chuyển biến lớn cho xã hội. Chỉ cần tải phần mềm về điện thoại cá nhân, và chỉ cần một thao tác đặt hành trình di chuyển thì khách hàng có thể biết ngay đoạn đường mình sẽ đi và số tiền mình phải trả. Hơn nữa, tài xế xe ôm công nghệ cũng như tài xế taxi công nghệ, luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn với khách hàng. Không có cảnh cò kè trả giá và cũng không có cảnh tài xế chạy lòng vòng để bắt chẹt khách hàng.

Chính sự vượt trội của xe ôm công nghệ đã đẩy những tài xế xe ôm truyền thống vào thế cạnh tranh khốc liệt. Nhiều tài xế xe ôm truyền thống đã mạnh dạn chuyển sang đầu quân cho xe ôm công nghệ. Những tài xế vẫn bám trụ xe ôm truyền thống thì… giảm hẳn thu nhập. Hiện tại, theo một khảo sát đáng tin cậy, phần lớn xe ôm truyền thống chưa bỏ nghề thì chủ yếu dựa vào lượng khách hàng quen thuộc, đó là dịch vụ chở bà nội trợ đi chợ buổi sáng hoặc đón trẻ em tan học buổi chiều.

Khi sử dụng dịch vụ xe ôm truyền thống, giá cước thỏa thuận giữa tài xế và khách hàng nên hầu như chả có cơ sở đánh giá nào. Tiến bộ một chút, có nhóm xe ôm có đồng hồ tính cước dao động khoảng 10.000 đồng cho km đầu tiên, từ những km sau giá cước vào khoảng  5.000-6.000 đồng. Với nhóm xe ôm công nghệ bao gồm UberMoto và GrabBike, giá cước của nhóm này chỉ dao động trong khoảng 4.000 đồng/km. Và giá cước này đang bị cạnh tranh bởi những hãng xe ôm công nghệ ra đời sau như Go-Bike chỉ 3.600 đồng/km, Vivu Moto cũng đưa ra mức tương đương.

Giá cước vận tải mà UberMoto niêm yết với tài xế và khách hàng tính theo quãng đường là 3.700 đồng/km, cước phí tối thiểu 10.000 đồng mỗi chuyến, và nếu khách hàng huỷ chuyến sẽ phải chịu phí bồi thường 5.000 đồng.

Tại Hà Nội và TPHCM bây giờ, hầu như không có chỗ nào vắng bóng xe ôm công nghệ. Kể cả những khu vực mà xe ôm truyền thống có tổ chức thành nghiệp đoàn khá bài bản như bến xe, sân ga hoặc bệnh viện. Trước khả năng “bành trướng” vô tận của “đối thủ”, các tài xế xe ôm truyền thống đâm ra lúng túng và dễ nổi cáu. Đã có nhiều vụ va chạm giữa tài xế xe ôm truyền thống và tài xế xe ôm công nghệ do giành giật khách hàng. Mâu thuẫn này cũng khó giải quyết vì hầu hết những tài xế xe ôm đều hầu hết không được đào tạo một ngành nghề nào, nên phải chấp nhận dãi nắng dầm mưa để kiếm miếng cơm.

Khi xe ôm công nghệ có mặt, thì xe ôm truyền thống càng bị đẩy vào chân tường. Mới đây, một vụ xô xát giữ nhóm xe ôm truyền thống với nhóm tài xế GrabBike tại bến xe Miền Tây, quận Bình Tân, TP.HCM diễn ra khá ầm ĩ và có nguy cơ lan thành hỗn chiến, khiến lực lượng chức năng phải nổ 2 phát súng chỉ thiên để giải tán đám đông.

Trước tham vọng đưa màu xanh đồng phục của mình phủ khắp nẻo đường, GrabBike không ngừng thu nạp thêm đội ngũ tài xế. Sự bùng phát về số lượng xe ôm công nghệ, không chỉ tài xế xe ôm truyền thống bị giảm thu nhập mà chính các tài xế của GrabBike cũng chịu giảm thu nhập giảm mạnh. Lời cam kết bảo đảm thu nhập mỗi tháng không dưới 8 triệu đồng của GrabBike với các tài xế càng ngày càng khó thành hiện thực. Nhiều tài xế của GrabBike đăng ký chạy thêm cho cả Uber để có thể đạt được 4-5 cuốc xe mỗi ngày. Bởi lẽ, GrabBike chỉ kết nối cho tài xế với khách hàng trong bán kính 500 mét, trong khi đó Uber lại kết nối cho tài xế với khách hàng trong bán kính 2 km.

Số lượng tài xế tham gia xe ôm công nghệ hiện nay đã là con số khủng, nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy có thể tạm ngừng tăng trưởng nguồn “cung” của nhóm dịch vụ này. Không khó để nhận ra, tài xế xe ôm công nghệ có rất nhiều đối tượng là sinh viên tham gia ngoài giờ học. Đặc biệt, có lẽ tin cậy vào độ an toàn hoạt động được giám sát chặt chẽ, nên số lượng phụ nữ làm tài xế xe ôm công nghệ cũng liên tục nhiều lên.

Xe ôm công nghệ đã khá “sang” so với xe ôm truyền thống, nhưng một loại hình “sang” hơn nữa lại được thiết kế là “xe ôm VIP”. Với tên gọi GrabBike Premium, xe ôm VIP có giá cước đến 7.000 đồng/km, tương đương với giá cước taxi. Để tham gia vào đội ngũ "xe ôm VIP", tài xế phải có độ tuổi 18-45, ngoại hình dễ nhìn, không có mùi cơ thể, không mang dép lê, quần lửng, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Đặc biệt, tài xế phải chạy những dòng xe có phân giá trên 60 triệu đồng như: SH, Piaggio, Dylan,… Vậy khách hàng của họ là ai? Là những người có nhu cầu di chuyển một cách “chảnh chọe” vào giờ cao điểm, vì xe ôm VIP dù sao cũng dễ luồn lách hơn taxi!

(Kiến thức gia đình số 26)

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm