| Hotline: 0983.970.780

"Xẻ thịt" khu vực đệm vành đai thành Nhà Hồ

Thứ Năm 20/01/2011 , 11:12 (GMT+7)

Các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc vẫn ngang nhiên khai thác đá khiến cho người dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Trước thực trạng thành Nhà Hồ đang bị “xẻ thịt”, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định về việc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản và cấp đất đối với các cơ sở khai thác trên địa bàn. Kể từ ngày có quyết định đến nay, đã gần 5 tháng trôi qua nhưng các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, thuộc khu vực đệm vành đai thành Nhà Hồ vẫn phớt lờ quyết định, ngang nhiên khai thác đá khiến cho người dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố tọa lạc trên địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc độc đáo. Bốn cổng thành và toàn bộ bờ tường được xây dựng bằng những phiến đá xanh vuông vắn, xếp lên nhau tạo thành những khối đá lớn. Bao quanh thành là những dãy núi đá được gọi là khu vực đệm vành đai. Chính những dãy núi này là bình phong giúp cho quân giặc không thể tấn công vào thành trong thời loạn lạc.

Tuy nhiên, theo người dân và những người bảo vệ di tích thành Nhà Hồ cho biết, thời gian gần đây khu vực đệm vành đai thành nhà Hồ vẫn bị các đơn vị khai thác và chế biến đá ngay tại các chân dãy núi thuộc vùng đệm. Không chỉ những đơn vị được cấp phép khai thác mà một số các chân núi ở xã Vĩnh Quang, Vĩnh Minh của vành đai cũng đang bị một số “thạch tặc” khai thác vô tội vạ mà không thấy các cơ quan chức năng vào cuộc, ngăn chặn.

Theo phản ánh của người dân, sáng ngày 17/1 chúng tôi có mặt tại dãy núi đá An Tôn, thuộc thôn Yên Thôn Hạ, xã Vĩnh Yên. Tại đây hai chiếc máy xúc vẫn đang hoạt động, máy nghiền đá vẫn chạy ầm ầm, nhiều cuộn dây và máy phát điện vẫn trong tư thế chuẩn bị mũi khoan cho những lần nổ mìn tiếp theo. Cũng như dãy núi ở xã Vĩnh Yên, dãy núi ở xã Vĩnh Quang, Vĩnh Minh cũng đang hoạt động khai thác như một công trường.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Quang Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc thừa nhận việc các cơ sở trên vẫn khai thác, chế biến khoáng sản trong khu vực đã cấm là có thật.  Ông Tuấn cũng nhận hết trách nhiệm về mình là do sự quản lý lỏng lẻo, chưa triệt để của chính quyền.

TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng ban quản lý di tích thành Nhà Hồ cho biết, ngày 29/9/2009, hồ sơ khoa học di sản văn hóa thành Nhà Hồ đã được gửi đến Trung tâm Di sản Thế giới. Theo đó, thành Nhà Hồ là biểu hiện vật chất nổi bật về sự hòa hợp của các nền văn hóa trong quá khứ, phản ánh sự trao đổi quan trọng các giá trị của văn hóa Đông Á.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.