| Hotline: 0983.970.780

Xem bò sữa đăng quang… hoa hậu

Thứ Tư 07/12/2011 , 10:50 (GMT+7)

Vượt qua 80.000 ứng viên, “cô” bò sữa thuộc giống bò (HF) có nguồn gốc từ Hà Lan đã đạt “vương miện” của Hội thi – triển lãm bò sữa TP.HCM lần thứ 3.

Vượt qua 80.000 ứng viên, “cô” bò sữa thuộc giống (HF) có nguồn gốc từ Hà Lan đã đạt “vương miện hoa hậu”

Vượt qua 80.000 ứng viên, “cô” bò sữa thuộc giống bò (HF) có nguồn gốc từ Hà Lan đã đạt “vương miện” của Hội thi – triển lãm bò sữa TP.HCM lần thứ 3.

Đãi cát tìm vàng

Theo TS Nguyễn Văn Tiềm, Trưởng ban Giám khảo, có hơn 30 tiêu chí lớn nhỏ để lựa chọn ra con bò xứng đáng trao giải như: khả năng sinh sản đối với những cô bò cái đẻ lứa 1, tuổi đẻ lứa đầu, trọng lượng trước khi phối giống lần đầu. Riêng đối với bò cái sinh sản trên 1 lứa, chỉ số khoảng cách 2 lứa đẻ là chỉ số quan trọng cần quan tâm đến. Ngoài ra, ban giám khảo còn quan tâm đến giám định sản lượng sữa: cân đối thực tế sản lượng sữa của cá thể bò dự thi, sau đó quy đổi ra sản lượng theo năng suất/chu kỳ… để có được kết quả khách quan nhất.

Từ tiêu chí đó, hầu hết ban giám khảo cùng hàng ngàn người dân tham dự lễ trao giải hội thi đều thỏa nguyện với giải thưởng cao nhất được trao cho cô bò thuộc trại nuôi của anh Nguyễn Văn Xí (ngụ xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi), chủ trang trại nằm trong hệ thống cung cấp sữa cho Cô Gái Hà Lan, là hoa hậu bò sữa.

Số đo của hoa hậu bò năm này được xem là rất lý tưởng, ngoại hình cân đối, cân nặng 593kg, mỗi chu kỳ sữa cho tới 8.400 kg… Tuy nhiên các thành viên trong Ban giám khảo đều khẳng định, sữa nhiều là tiêu chí quan trọng, song không phải là yếu tố quyết định cho cô bò sữa nào đạt giải nhất. Bản thân anh Nguyễn Văn Xí cũng thừa nhận, cô bò đạt giải cho khoảng 30 – 35kg sữa/ngày, trong khi đó đàn bò của gia đình anh có nhiều con khác cho tới 40 lít sữa/ngày, tuy nhiên các chỉ số khác thì đúng là không bằng.

Hướng tới mô hình phát triển bền vững

Ngoài giải thưởng “Hoa hậu bò sữa”, Ban tổ chức còn trao hàng loạt các giải thưởng khác như: mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững, kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi…

 Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết, những mô hình và những cá thể bò đạt giải sẽ hình thành đàn bò hạt nhân để nhân rộng mô hình bò sữa cao sản của TP.HCM, nơi có đàn bò lớn nhất cả nước, với đàn bò cho sữa lên đến 41.000 con, sản lượng gần 200.000 tấn sữa/năm. Hiện nay, TP.HCM đã trở thành trung tâm cung cấp con giống bò sữa cho các tỉnh, thành trong cả nước. Hàng năm, thành phố cung cấp bình quân 5.000 – 5.500 con giống hàng hóa cho thị trường, năm 2010 là trên 9.000 con.

Theo ông Trung, qua hội thi này ngành nông nghiệp mới nhận thấy rõ người chăn nuôi đã từng bước thay đổi phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tiến chuồng trại, cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa và chuyển hướng chăn nuôi tập trung, đầu tư đồng bộ, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Người dân biết tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho đàn bò. Đến nay, diện tích trồng cỏ lên gần 3.800ha với sản lượng cỏ ước đạt 750.000 – 800.000 tấn/năm.

Trong lễ trao giải, Trưởng ban giám khảo- TS. Nguyễn Văn Tiềm không khỏi ngạc nhiên vì một trong những chỉ tiêu hàng đầu về phát triển ngành bò sữa, đó là chỉ tiêu về đồng cỏ, trung bình 15 con/ha. Tuy nhiên hiện nhiều hộ nuôi tại TP.HCM chưa đáp ứng được yêu cầu này. Nhiều hộ phải chăn nuôi trong điều kiện khó khăn nhưng sản lượng sữa hàng năm vẫn tăng đều đặn, điều này theo ông Tiềm như là một kỳ tích.

Giải thích điều này, ông Lưu Văn Tân, Trưởng Bộ phận phát triển ngành sữa Cty FrieslandCampina (nhà tài trợ chính cho chương trình) chia sẻ: “Vấn đề cốt lõi nằm ở quan hệ giữa doanh nghiệp với người nông dân. Doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp giống tốt, kỹ thuật chăm sóc… người nông dân thấy lợi sẽ làm. Hiểu được tầm quan trọng đó nên Cô Gái Hà Lan đã chủ động thực hiện chương trình Phát triển ngành sữa đễ hỗ trợ nông dân trong suốt 15 năm qua”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm