| Hotline: 0983.970.780

Xét xử vụ án huỷ hoại rừng Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh): Liệu đã đúng người, đúng tội?

Thứ Năm 28/08/2008 , 07:30 (GMT+7)

Đây là vụ án huỷ hoại rừng gây chấn động tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những người tham dự phiên toà đều hết sức ngạc nhiên khi các Sở, ngành chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định dẫn đến vụ phá rừng kỷ lục này lại bị các cơ quan điều tra, tố tụng tỉnh Hà Tĩnh bỏ sót. Người ta có lý khi đặt nghi vấn, đây có phải là một kiểu xử lý “thí tốt, giữ xe”?

Trong 3 ngày đầu diễn ra phiên tòa, xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược xung quanh việc dẫn đến vụ phá rừng. Nhiều người theo dõi phiên tòa đã không đồng tình với việc Cơ quan CSĐT, VKSND, TAND bỏ lọt người, xử sót tội đối với một số lãnh đạo các Sở NN-PTNT, TN- MT. Theo những tài liệu mà chúng tôi có được thì nguyên nhân dẫn đến vụ phá rừng nói trên bắt đầu xuất phát từ hai Sở này. Tại bản Kết luận số 1479/QĐ do ông Lê Đình Sơn - GĐ Sở NN- PTNT Hà Tĩnh ký ngày 26/9/2007 cũng nêu rõ: Về tập thể, hai Sở NN-PTNT, TN- MT Hà Tĩnh đã thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tiến hành cho 2 Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh, Cty TNHH Ngọc Hải thuê hàng ngàn hecta rừng. Sau khi giao rừng cho các Cty này, hai Sở đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo kịp thời. Như vậy, trong vấn đề chặt phá rừng Kẻ Gỗ, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về những người đứng đầu ngành như NN- PTNT và Chi cục KL Hà Tĩnh cũng như Sở TN- MT trong việc thẩm định hồ sơ thiết kế, thẩm định dự án.

Một số nhà khoa học, kỹ thuật lâm nghiệp cho rằng việc chuyển đổi diện tích lớn rừng phòng hộ đầu nguồn do Sở NN- PTNT đề xuất sang rừng sản xuất nguyên liệu là không hợp lý. Vì rừng Kẻ Gỗ chỉ còn lại 6.223ha (48% rừng phòng hộ) nhưng các Sở vẫn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định cho 2 DN trồng rừng nguyên liệu. Trong trường hợp nếu không có sự tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định chuyển đổi rừng phòng hộ Kẻ Gỗ sang rừng sản xuất, để cho 2 Cty nói trên thuê đất để trồng rừng nguyên liệu thì chắc chắn sẽ không có vụ chặt phá rừng lớn như vậy. Điều này nếu quy kết theo trách nhiệm thì phía Sở NN- PTNT và Sở TN- MT là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Tuy nhiên, khi vụ án đưa ra xét xử, những người trực tiếp “vạch” kế hoạch trồng rừng và tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định lại đứng ngoài cuộc!? Thậm chí đại diện Sở TN- MT không có mặt tham gia tại phiên toà.

Dư luận đặt câu hỏi, với bản chất của vụ án này, việc truy tố mấy cán bộ BQL Rừng Kẻ Gỗ liệu đã đúng người, đúng tội!? Chiều nay (29/8), Toà sẽ tuyên án. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.