| Hotline: 0983.970.780

Xin hãy chắp ước mơ cho cô bé mắc bệnh hiểm nghèo

Chủ Nhật 23/12/2018 , 07:50 (GMT+7)

Sinh ra được 8 tháng thì bố mẹ ly hôn rồi mẹ bỏ đi không tin tức. Đứa bé sống trong cảnh khát sữa và thiếu vòng tay mẹ khi còn đỏ hỏn. Cuộc đời dường như quá bất công với em khi lên 2 tuổi, gia đình phát hiện em bị thiếu máu bẩm sinh, hàng tháng phải đi chuyền lọc máu để níu giữ mạng sống. 

Đó là câu chuyện đau lòng của em Nguyễn Thị Hoài Linh, lớp 6E trường THCS Hoa Liên, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Em Linh gồng mình chống chọi với bệnh tật

Chúng tôi tìm đến trường Hoa Liên khi tiếng trống hết giờ vừa điểm, xuất hiện trước mặt chúng tôi là một cô bé gầy gò, xanh xao. Em cười bẽn lẽn cúi chào với dáng vẻ yếu ớt. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là khi hỏi về bệnh tình, tuy giọng nói thều thào, thiếu sức sống nhưng em lại trả lời rất mạch lạc - cả lộ trình điều trị và kinh phí mỗi lần đi chuyển màu.

Em kể: Mấy năm gần đây, bà già yếu, bố phụ hồ lo cuộc sống cho 3 người nên mỗi tháng em phải tự mình bắt xe sang Bệnh viện Huyết học Nghệ An truyền lọc máu, bơ vơ chống chọi với nỗi đau suốt nửa tháng trời ở bệnh viện.

Tưởng tượng cảnh một đứa trẻ mới lên 10 tuổi yếu ớt mang trong mình bạo bệnh lại phải một mình đi xa mấy chục km, tự nhập viện, tự mình chống chọi đau đớn bệnh tật không một người quan tâm chăm sóc, trong khi, đáng lẽ, ở tuổi em đang được sống trong vòng tay ôm ấp, chở che của bố mẹ khiến lòng tôi nghẹn ngào khó tả. Chỉ biết than trách ông trời sao nỡ bất công với em như vậy. 

Linh kể: "Mấy năm trước, bố em phải bán hết mọi thứ trong nhà và vay mượn khắp nơi để đưa em đi chữa bệnh ở Hà Nội và Sài Gòn. Chữa hết rất nhiều tiền mà vẫn không được. Nay em có bảo hiểm hộ nghèo nhưng vì trái tuyến nên mỗi lần đi chuyền hết hơn 2 triệu chưa kể tiền ăn uống, đi lại". 

Khi chúng tôi hỏi về việc học, em cúi mặt xuống như mặc cảm về bản thân mình: "Em rất thích học, nhưng em phải nghỉ học suốt. Em ước gì em khỏe mạnh bình thường để được học tập, vui chơi như các bạn. Em muốn đi học để sau này có nghề, có tiền phụ giúp cho bố và bà...". Giọng em ngắt quãng rồi im bặt khiến sống mũi tôi cay cay. Một ước muốn tưởng quá bình thường nhưng với Linh, đó là điều xa xôi và không thể. 

Trao đổi với chúng tôi, cô Hoàng Thị Hương  - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hoàn cảnh của em Linh rất đáng thương. Năm học 2017-2018, em Linh học lớp 6 nhưng do bạo bệnh nên phải nghỉ học giữa chừng. Em rất ham học nên kiên cường chống chọi với bệnh tật và năm nay quay về học lại lớp 6. Mỗi dịp có quà hay tiêu chuẩn gì chúng tôi đều ưu tiên và miễn hoàn toàn các khoản đóng góp. 

Được Linh đưa về thăm nhà, chúng tôi càng xót xa hơn khi trước mắt mình là một ngôi nhà nhỏ lụp xụp xây bằng gạch táp lô, trong nhà không có bất cứ vật dụng nào đáng giá 100.000 đồng. 

16-16-17_ngoi_nh_xuong_cp_nghiem_trong
Nhà em Linh rất nghèo khó

Bố Linh đi làm phụ nề, chỉ có bà nội ở nhà. Bà vừa khóc vừa kể: Tất cả mọi chi phí gia đình và chữa bệnh cho cháu Linh chỉ dựa vào mấy sào đất và mấy đồng lương phụ hồ ngày được ngày mất của bố nó. Tôi chỉ mong khỏe mạnh để cuốc cày chắt góp, vay mượn để có tiền truyền máu kéo dài sự sống cho cháu. Nếu không có tiền truyền lọc máu thì cháu tôi sẽ chết mất. Nếu có tiền thì mỗi tháng đi chuyền một lần, nhưng không có nên gắng gom góp cho cháu hai tháng đi truyền một lần. Mặc dù hai tháng thì máu cháu còn rất ít, cháu rất mệt mỏi, nhưng biết làm sao được...

Mặc dù không nói, nhưng biết rằng, trong ánh mắt bà cụ đang nhen nhóm lên tia hy vọng, bà hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái để kéo dài sự sống cho đứa cháu bé nhỏ tội nghiệp. 

Chia tay bà cháu Linh cũng là lúc trời đã nhá nhem tối. Chúng tôi không khỏi ái ngại về hoàn cảnh tối tăm của Linh. 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về tài khoản bà Trần Thị Thanh (bà nội cháu Linh): 3708.2052.02835 Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chi nhánh Nghi Xuân Hà Tĩnh; hoặc gửi về hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 51)

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất