| Hotline: 0983.970.780

XK gạo đầu năm 2011: Chớ vội bán giá thấp

Thứ Sáu 11/02/2011 , 09:47 (GMT+7)

Ngày 10/2, tại TP HCM, Hội đồng Quản trị Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã họp bàn về tình hình xuất khẩu gạo đầu năm nay, đồng thời bàn giải pháp thu mua tạm trữ gạo trong vụ đông xuân này.

Ngày 10/2, tại TP HCM, Hội đồng Quản trị Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã họp bàn về tình hình xuất khẩu gạo đầu năm nay, đồng thời bàn giải pháp thu mua tạm trữ gạo trong vụ đông xuân này.

Tốt quý 1, lo quý 2

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hết tháng 1/2011, các doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu được 1,515 triệu tấn gạo. Trong đó lượng gạo đã xuất khẩu là 484.516 tấn, đạt giá trị trên 244 triệu USD, cao hơn 36,86% về lượng và 48,53% về giá trị so cùng kỳ 2010. Như vậy đây là năm mà xuất khẩu gạo trong tháng đầu của năm đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Giá gạo xuất khẩu bình quân trong tháng 1 vừa rồi cùng đạt mức khá cao: 503 USD/tấn. Tháng 2 và tháng 3, căn cứ vào nhu cầu thị trường cũng như kế hoạch đang giao dịch, đàm phán, sẽ xuất khoảng 1,2-1,2 triệu tấn. Như vậy, tổng cộng trong quý 1 năm nay, dự kiến nước ta có thể xuất khẩu được 1,6 triệu tấn. Đây cũng sẽ là quý đầu tiên của năm xuất khẩu được nhiều nhất từ trước đến nay.

Theo tính toán của VFA, trong vụ ĐX này, lượng gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu vào khoảng 3 triệu tấn. Cộng với 840 ngàn tấn tồn kho từ năm 2010 chuyển sang, tổng lượng gạo hàng hóa giành cho xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay vào khoảng 3,84 triệu tấn. Quý 1 xuất khẩu được 1,6 triệu tấn, thì lượng gạo còn lại trong quý 2 là 2,24 triệu tấn. Trừ đi 240 ngàn tấn gạo để gối đầu cho quý 3, lượng gạo còn lại phải xuất khẩu trong quý 2 là 2 triệu tấn. Đến thời điểm này, lượng gạo đã ký hợp đồng giao hàng trong quý 2 mới chỉ đạt 200 ngàn tấn. Các DN cần phải ký xuất khẩu thêm tới 1,8 triệu tấn.

Cái khó của các DN là đến bây giờ, thị trường gạo lớn nhất thế giới là Philippines vẫn đang “án binh bất động”. Một câu hỏi đang được các DN đặt ra là chúng ta có nên quá trông chờ vào thị trường này hay không? Theo ông Cao Minh Lãm, Chủ tịch HĐQT Cty XNK An Giang, tuy chưa ký được hợp đồng với Philippines, nhưng những hợp đồng từ Indonesia đã thay thế khá tốt. Bằng chứng là quý 1/2010, dù đã ký được hợp đồng tập trung với Philippines từ cuối năm 2009, nhưng xuất khẩu chỉ đạt 1,3 triệu tấn. Còn quý 1 năm nay, chưa có hợp đồng với Philippines, nhưng có thể xuất khẩu tới 1,6 triệu tấn gạo với giá tốt hơn cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, việc chưa ký được hợp đồng với Philippines cũng đang ít nhiều gây lo ngại cho nhiều DN, nhất là khi các nhà buôn nước ngoài đang lợi dụng tình hình này để ép giá chào mua gạo Việt Nam. Hiện tại, giá chào mua của các nhà buôn nước ngoài với gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ còn 440 USD/tấn, thấp hơn so với gạo cùng loại của các nước khác, mặc dù cho đến giờ VFA vẫn chưa đăng ký hợp đồng nào với mức giá thấp này.

Để giải tỏa mối lo lắng của các doanh nghiệp, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA khẳng định, chắc chắn Philippines sẽ phải mua ít nhất 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay, chủ yếu từ Việt Nam. Cũng theo ông Phong, nhu cầu mua gạo thực sự sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Giá gạo được dự báo sẽ tăng lên, bởi giá các loại lương thực khác như lúa mì, bắp … trên thế giới đang tăng mạnh, nguồn cung gạo không dư thừa so với nhu cầu, thiên tai đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới gây ảnh hưởng lớn tới mùa màng. Rồi khoảng tháng 6, tháng 7 tới, Indonesia sẽ tiếp tục mua gạo với khối lượng lớn. Trên cơ sở đó, ông Phong cho rằng các DN không nên hoang mang, dao động, để rồi vội vàng bán đổ bán tháo gạo với giá thấp.

Mua tạm trữ 1 triệu tấn

Đến ngày 9/2, đã có 250 ngàn ha lúa ĐX sớm được thu hoạch. Dự kiến từ nay đến hết tháng 2 sẽ thu hoạch thêm 400 ngàn ha và tháng 3 sẽ thu hoạch rộ vụ ĐX ở ĐBSCL. Giá lúa thu mua tại kho đang ở mức 5.350-5.450 đ/kg (lúa thường) và 5.500-5.600 đ/kg (lúa hạt dài).

Để giữ cho giá lúa ĐX đứng ở mức cao, và nhằm giúp các DN chủ động trên thị trường xuất khẩu, tránh bị ép giá, VFA đã quyết định tổ chức thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo. Thời gian thu mua tạm trữ sẽ bắt đầu từ 1/3-15/4. Sẽ có 60 DN được lựa chọn tham gia mua tạm trữ, trong đó tất cả các DN đã tham gia 2 đợt mua tạm trữ trong năm ngoái tiếp tục được phân bổ chỉ tiêu tạm trữ trong năm nay, đồng thời có bổ sung thêm một số DN có năng lực tài chính, kho bãi …, nhằm mở rộng địa bàn và đẩy nhanh thời gian thu mua.

 Các DN sẽ tự tổ chức thu mua bằng nguồn lực của chính mình mà không cần tới sự hỗ trợ về lãi suất của Chính phủ. Bù lại, những DN tham gia thu mua tạm trữ sẽ được ưu tiên phân bổ chỉ tiêu tiêu xuất khẩu gạo vào thị trường tập trung Indonesia. Chương trình thu mua tạm trữ, tên các DN tham gia, sẽ được VFA công bố rộng rãi để chính quyền các địa phương và nông dân được biết. Qua đó, chính quyền các địa phương sẽ tham gia cùng VFA trong việc giám sát sự thu mua của các DN theo đúng quy định của Hiệp hội, còn nông dân sẽ chủ động trong việc tự trữ lúa và bán với giá tốt hơn.

Ông Phong cho rằng tổng lượng gạo hàng hóa mà các DN mua vào trong quãng thời gian nói trên sẽ vào khoảng 1,5 triệu tấn (1 triệu tấn theo chương trình tạm trữ và 500 ngàn tấn các DN chủ động mua thêm).

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.