| Hotline: 0983.970.780

XK sắn giảm cả lượng lẫn giá trị

Thứ Ba 30/09/2014 , 11:15 (GMT+7)

Riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã XK hơn 215.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 77 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và 5,6% trị giá so với tháng 7/2014...

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về XK sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, thị trường XK sắn đang có nhiều biến động giảm.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã XK hơn 215.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 77 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và 5,6% trị giá so với tháng 7/2014.

Trong số này có gần 76.000 tấn sắn nguyên liệu (tương đương 19,2 triệu USD, giảm hơn 34% về lượng và 31,3% trị giá so với tháng 7/2014). Tính cả 8 tháng 2014, Việt Nam đã XK 2,2 triệu tấn (sắn và sản phẩm chế biến từ sắn), trị giá 737,5 triệu USD, giảm 1,08% về lượng và 2,54% trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Sắn nguyên liệu và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam được xuất qua các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines… Trong đó 85,7% xuất sang thị trường Trung Quốc với 1,9 triệu tấn, trị giá 623,8 triệu USD, giảm 1,24% về lượng và giảm 3,42% về trị giá so với cùng kỳ.

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng suất sắn bằng cải tiến giống và chuyển giao thiết bị kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện quy hoạch không mở thêm diện tích nhưng vẫn đạt sản lượng tinh bột cao.

Thị trường có lượng XK lớn thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc với 122.000 tấn, trị giá 33,5 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 31,33% về giá trị. Kế đến là thị trường Philippines với 49.700 tấn, trị giá 21,4 triệu USD, giảm 1,09% về lượng nhưng lại tăng 21,88% về trị giá so với 8 tháng 2013. Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng là thị trường Nhật Bản, XK sắn của Việt Nam sang thị trường này lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội cả về lượng và trị giá.

Theo nhận định của Hiệp hội Sắn Việt Nam, thời gian tới, XK sắn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Bởi hiện nay Trung Quốc đã và đang mở rộng thị trường NK theo cách mua lại hoặc đầu tư mới các nhà máy tinh bột sắn ở Campuchia, châu Phi…

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuạt Nông nghiệp miền Nam, Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc tăng năng suất cây sắn, nhờ lai tạo được các giống mới như KM94, KM 98-1, SM 937-26… từ nguồn gen của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (CIAT).

Tuy nhiên cây sắn ở Việt Nam vẫn chưa bền vững vì chênh lệch năng suất giữa các vùng trồng khá lớn. Cụ thể, năng suất sắn tại Tây Ninh đạt 30 tấn/ha với diện tích không tưới và 50 tấn/ha với diện tích có tưới bổ sung thì nhiều nơi khác chỉ đạt 15-17 tấn/ha. Bên cạnh đó, các vùng thâm canh sắn của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm trên cây sắn như bệnh chổi rồng, rệp sáp hồng, cháy lá vi khuẩn, bọ cánh trắng, nhện đỏ…

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm