| Hotline: 0983.970.780

Xơ xác buôn Con Ó

Thứ Tư 01/12/2010 , 10:35 (GMT+7)

Buôn Con Ó (xã Mỹ Đức) nằm ở tận cùng con đường nhỏ độc đạo từ thị trấn Đạ Tẻh, Lâm Đồng ngược hướng Đông chừng 10 km.

Buôn Con Ó (xã Mỹ Đức) nằm ở tận cùng con đường nhỏ độc đạo từ thị trấn Đạ Tẻh, Lâm Đồng ngược hướng Đông chừng 10 km. Mặc dù nơi đây bắt đầu của hệ thống thuỷ lợi, tiếp giáp với thượng nguồn lòng hồ Đạ Tẻh - nơi cung cấp nước làm nông nghiệp cho toàn huyện nghèo vùng cao này, nhưng bao năm qua đa số người dân nơi đây vẫn lầm lũi, cái nghèo khó mãi quẩn quanh...

Không nhớ nổi tuổi mình

Mặc dù được giới thiệu về buôn Con Ó đã nhiều, nhưng thực sự khi về đến đây chúng tôi không tưởng tượng được nơi đây nghèo đến thế. Một ngày bình thường của người dân được bắt đầu từ 5giờ 30, những người đàn ông trưởng thành tản đi làm thuê hoặc vào rừng lấy măng, lấy lồ ô, nứa hoặc hái đọt mây đem bán. Phụ nữ trong buôn chỉ ở nhà nuôi con, hoặc đan lát những vật dụng trong nhà. 

Cùng nhau làm xà gạc để lên rừng kiếm sống của bà con buôn Con Ó

Dù mới chỉ 9 giờ sáng nhưng cái nắng ở Con Ó đã như thiêu như đốt khiến người ta có cảm giác bị kim chích vào da. Giữa trời nắng, 4 người đàn ông đang cùng nhau; người đập, người mài, người thổi gió để làm xà gạc (một loại dao phát có lưỡi gắn vào gốc tre) dùng để đi rừng chặt tre, nứa, đào măng… Người đầu tiên chúng tôi hỏi chuyện chẳng biết mình sinh năm nào, chỉ biết tên là Chọt và ở buôn này từ những năm 80 của thế kỷ trước.

 Hàng chục năm qua, Chọt cùng vợ và 7 người con sống trông cả vào núi rừng. Chọt nói: “Mình ở đây chỉ đi rừng thôi. Mùa măng thì cùng 2 đứa con lớn đi lấy măng, mùa mưa thì hái đọt mây, còn không thì đi lấy tre, nứa, lồ ô bán. Mỗi ngày cũng được 25 - 30 ngàn đồng, đủ mua gạo cho cả nhà ăn và rượu để uống”. Chọt bảo, mỗi ngày được chừng đó thôi, còn nếu tính cộng vào cả năm thì không biết tính.

Nhưng không phải ngày nào cũng đi rừng, ngày nắng thì vài ngày mới đi được vì măng nó mọc không kịp, nứa nó chưa già. Những ngày nắng thì ở nhà đan gùi để bán rồi làm rẫy còn mấy đứa nhỏ đi tát cá về làm mồi ăn cơm. Anh Chọt cho biết, ở đây hầu như nhà nào cũng được nhà nước giao đất để trồng điều, hoa màu và lúa nhưng vì bà con không biết làm nên thất thu. 

+ Nói chuyện với Chọt xong, chúng tôi chào để đi tiếp thì bất ngờ Chọt nói: “Nhà báo cho mấy ngàn uống rượu..."

+ Khi chúng tôi bảo muốn chụp tấm hình thì Rởm cười cười: “Cho mấy ngàn thì chụp thoải mái..."

Lý giải chuyện đẻ nhiều, anh phân trần: “Ở đây ai cũng đẻ nhiều như thế. Vợ mình nó đẻ tới 11 lần mà chỉ còn có 7 thôi đó”. Chúng tôi giật mình khi vào căn nhà của Chọt. Nó thật tuềnh toàng, không có nổi cái đài để nghe chứ đừng nói tới tivi. Chủ nhà bộc bạch: “Nhà ở đây đều là nhà dự án của Nhà nước xây cho, trị giá 6 triệu đồng/căn. Căn nào cũng rộng 30m2 và đều không được trát vữa, hễ mưa gió là dột khắp nhà”.

Chúng tôi qua nhà anh Rởm cách đó không xa. Gọi là nhà cho oai, chứ thực tế chỉ là túp lều lụp xụp lợp tôn, xung quanh gắn tạm bợ bằng những phên nứa đã mục nát. Bên trong nhà Rởm không có thứ gì đáng giá 100 ngàn đồng. Thắc mắc vì sao không được xây nhà như bao hộ khác, Rởm bảo: “Mình mới về đây định cư được 5 năm nên không được chế độ, đành phải vào rừng chặt gỗ, chặt nứa để mà dựng lên che mưa che nắng”.

Trong nhà anh Rởm không có thứ gì đáng giá được 100 ngàn đồng

Hỏi chuyện tuổi tác, anh thủng thẳng: Không nhớ là mình bao nhiêu tuổi vì có ai nói cho đâu mà biết. Chỉ biết mình sống cũng lâu lắm rồi. Thú thực chúng tôi cũng không thể đoán được tuổi của Rởm là bao nhiêu nhưng quan sát những người đàn ông ở đây đều có đặc điểm da đen cháy, tóc dài và miệng ngậm tẩu thuốc. “Hàng ngày mình đi rừng, ngoài ra không biết làm gì cả. Có tiền thì chỉ mua rượu và gạo thôi, còn thịt cá cả tháng cũng chẳng có tiền mua. Khi nào mấy đứa nhỏ đi câu hoặc đi tát được cá thì có bữa tươi. Chuyện đói ăn, đói mặc là thường rồi nhất là vào mùa khô thì không biết làm gì”. 

Mặc dù nghèo khó vậy nhưng khi chúng tôi hỏi có mấy người con thì Rởm vừa cười vừa gãi tai: “Mình đẻ 12 lần nhưng chỉ có 5 đứa sống. Giờ có 3 đứa còn đi học, được Nhà nước lo toàn bộ (học trường dân tộc nội trú), còn 2 đứa thì lấy chồng và ở riêng cả rồi”. Khi chúng tôi bảo muốn chụp tấm hình thì Rởm cười cười: “Cho mấy ngàn thì chụp thoải mái..."

Trời sinh cỏ, lo gì!

Chúng tôi tìm đến nhà bà Keo khi chỉ có mình bà đang ngồi hí húi đan túi đựng cơm. Nhà bà Keo có 6 người nhưng có duy nhất chiếc chiếu kê giữa nhà, kế đó là nồi, niêu xoong chảo và bếp nấu ăn. Bà Keo chẳng nhớ được mình bao nhiêu tuổi, chỉ biết sinh nở tới 11 lần nhưng chỉ còn lại 4 đứa con. Tất cả đều lớn và đi rừng kiếm sống, duy chỉ còn bà là lớn tuổi không làm gì được nhưng bù lại rất khéo tay nên lấy lá cỏ về đan. 

Bà Keo (hàng đầu từ phải qua): Đẻ ít không ai nuôi mình lúc già

Bà Keo tỏ ra phấn khởi khi lý giải về chuyện đẻ nhiều: “Mình cũng được cán bộ xuống vận động đẻ ít nhưng ở đây ai cũng vậy. Đẻ ít thì không có ai nuôi mình lúc về già. Mình thật buồn vì đẻ 11 lần mà chỉ còn có 4 đứa, ấy là do bà mụ (người đỡ đẻ) không mát tay. Trời sinh voi thì trời sinh cỏ mà, lo gì!”.

Chúng tôi tiếp tục tìm đến một hộ dân khác thì gặp bà Đàm đang ở nhà bế cháu ngoại. Bà Đàm cho biết mình cũng đẻ 12 lần nhưng chết 7 đứa cũng chỉ vì bà mụ không mát tay. Bây giờ, đứa con gái của bà Đàm là Kim (23 tuổi) cũng đẻ 3 lần rồi nhưng bị chết một đứa. Trao đổi với chúng tôi, chị Kim bảo không biết tránh thai là như thế nào. Ba lần sinh nở đều do mẹ (bà Đàm) tự đỡ lấy và không bao giờ biết đi khám thai. Một vài trường hợp còn trẻ nói rằng, có biết dùng bao cao su để tránh thai nhưng tiền đâu mà mua bao nên đành bỏ mặc. 

Trẻ em buôn Con Ó chỉ biết tắm mương làm thú vui thường ngày

Một vài trường hợp còn trẻ nói rằng, có biết dùng bao cao su để tránh thai nhưng tiền đâu mà mua bao nên đành bỏ mặc.

Thật buồn khi mà những hộ chúng tôi gặp nơi đây đều cho rằng họ không có kiến thức làm kinh tế, nhất là việc trồng trọt và chăn nuôi nên chỉ biết bám vào rừng. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Ngọc, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức cho biết, toàn xã có 114 hộ dân tộc sống ở khu vực buôn Con Ó nhưng có tới 54 hộ nghèo chiếm gần 50%. Hiện nay đa số đời sống của bà con còn rất khó khăn do sinh đẻ nhiều lại không biết làm việc để kiếm tiền.

Đặc biệt, nhiều hộ khi được giao đất, giao rừng để canh tác sản xuất thì họ âm thầm bán hết để tiêu xài nên đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác lâm sản phụ. Suốt những năm qua, người dân trong buôn được hưởng rất nhiều ưu đãi từ các chính sách của Đảng và Nhà nước như xây nhà để định canh định cư, cấp đất để làm và hỗ trợ rất nhiều về đời sống; con cái học hành không phải đóng tiền cùng nhiều chương trình khuyến nông, khuyến ngư nhưng nhận thức của bà con vẫn không thay đổi. Trong thời gian tới, ngoài sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, xã cũng đã và đang có nhiều chương trình để giúp bà con thoát nghèo.

Chia tay với buôn Con Ó những cơn gió từ đại ngàn thổi về xào xạc càng làm cho buôn làng trở nên xơ xác hơn trước cái nắng chang chang...

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm