| Hotline: 0983.970.780

Xơ xác Hội An

Thứ Ba 15/10/2013 , 15:23 (GMT+7)

Chỉ qua 1 đêm mà cơn bão số 11 với sức gió cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 đã khiến phố cổ Hội An (Quảng Nam) trở nên xơ xác.

Chỉ qua 1 đêm mà cơn bão số 11 với sức gió cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 đã khiến phố cổ Hội An (Quảng Nam) trở nên xơ xác. Sáng 15/10, PV NNVN đã có mặt tại Hội An để cảm nhận sự tê liệt của thành phố xinh đẹp cổ kính này.

Mới đặt chân xuống bến xe buýt Hội An, tôi đã cảm nhận được sự ảm đạm của vùng đất vốn bình thường rất sầm uất này. Lang thang trên con đường Nguyễn Tất Thành dẫn về trung tâm phố cổ, đập vào mắt tôi là sự đìu hiu của những hàng quán dọc 2 bên đường.

Sáng nay, có lẽ những người dân ở phố cổ này đều bận ở nhà thu dọn những cây xanh trước nhà bị ngã đổ, nên từ quán cà phê đến quán ăn sáng đều vắng ngắt. Cây xanh trồng 2 bên đường Nguyễn Tất Thành hầu hết đều bị cơn bão số 11 “quật” cho ngã rạp. Ngay cả cây cổ thụ có đường kính to đến 2 người ôm trước quán Phương Vy cũng bị bứng gốc, ngã nhào ra đường.

Anh chủ quán vừa dùng rựa mé bớt những nhánh nhỏ, vừa nói với vẻ mặt chưa hết bàng hoàng: “Tôi phải thuê cưa máy đến “giải phóng” nó chứ rìu rựa thì chịu thua. Phải cấp tốc đưa nó ra khỏi chỗ này để còn mua bán. May mà nó ngã ra đường chứ ngã vào nhà mình hay nhà bên cạnh thì tai họa không biết đâu mà lường”.

Bà Nguyễn Thị Đào (65 tuổi) ở nhà số 60 đường Hai Bà Trưng vừa dọn cây đổ trước nhà vừa cho biết: “Vào lúc 12 giờ đêm qua gió bỗng về lồng lộn, thổi lồng lồng khắp các con đường. Những mái nhà lợp tôn bị gió bốc bay tung tả. Nhờ chính quyền địa phương thông báo, cảnh báo bão từ mấy ngày trước chứ bình thường giờ đó ở Hội An khách tham quan vẫn còn lang thang trên những con đường phố cổ để cảm nhận vẻ đẹp trong đêm của những ngôi chùa và những ngôi nhà cổ kính”.

Trưa 15/10, dù bây giờ gió đã giảm nhiều nhưng khi tôi đang thả bộ lang thang trên đường Hai Bà Trưng thì bỗng nghe những người đang đứng 2 bên đườn nhìn tôi la toáng lên, cùng với đó là tiếng va chạm rang rảng trên đầu. Theo hướng tay chỉ của mọi người, tôi quay người nhìn lại sau lưng và giật thót người, 1 tấm tôn vừa rời khỏi mái nhà nào đó xắn xuống nơi tôi đang đi qua., may có những sợi dây điện chằng chịt giữ nó lại trên không. Tôi thở phào, hú hồn!

Cả những con đường trong phổ cổ cũng rất vắng vẻ, thi thoảng có vài du khách người nước ngoài cũng lang thang như tôi để cảm nhận sự xơ xác của Hội An với gương mặt buồn buồn, dường như ở đó có sự chia sẻ với ngôi phố có vẻ đẹp trầm mặc mà lộng lẫy này. Cả ngôi chợ giữa lòng thành phố bình thường hoạt động từ sáng sớm đến 7 giờ tối với những hoạt động bán bán mua mua rất rôm rả, thì sáng nay cũng vắng như “chùa Bà Đanh”, trước chợ chỉ có 2 hàng bán trái cây lèo tèo.

Chị chủ 1 hàng trái cây cho biết: “Đêm qua bão lồng lộn khiếp quá nên sáng nay không ai dám dọn hàng. Bây giờ nhà ai cũng lo thu dọn bão, không nghĩ gì đến chợ búa nên dù có bán cũng không có người mua. Hàng trái cây của tôi từ sáng giờ ế ẩm chưa từng thấy”.

Mặc dù nước sông An Hội đã rút rất nhanh nhưng đến trưa nay (15/10) nước vẫn còn tràn qua đường, nhiều ngôi nhà ven sông nước vẫn còn ngập. Đứng bên này đường nhìn qua sông, trông như những ngôi nhà này cùng những chiếc thuyền được neo đậu trên sông An Hội đang dập dềnh cùng bơi.

Cụ Phạm Tấn (85 tổi), 1 cư dân địa phương, cho biết: “Đêm qua, lúc bão đang hoành hành dữ dội cũng là lúc mực nước ở sông An Hội dâng cao. Nước lớn từ 3 giờ sáng đến 7 giờ sáng nay mới rút dần. Thời điểm nước lớn, cả những căn nhà bên này sông dù đã có nền đất rất cao nhưng nước vẫn ngập lút hè. Năm 1997 cũng trong 1 cơn bão, nước dâng lớn hơn lần này và có làm thiệt hại về người, lần này hầu hết dân ven sông đã có nhà cao tầng nên an toàn. Ai không có nhà tầng, bị ngập thì leo lên mấy con thuyền đậu trên sông mà trú tạm”.

Cơn bão số 11 không chỉ làm xơ xác Hội An mà còn gây hại nặng nề cho những vùng đất ven biển của thành phố này. Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết: Cơn bão chỉ “lướt” qua Hội An có 1 đêm nhưng đã gây thiệt hại nặng nề. Có khoảng 30% số lượng cây xanh trồng trên đường phố bị bứng đổ, 2% trong số 18.000 căn nhà bị tốc mái.

Hệ thống trụ điện trong thành phố bị ngã đổ nhiều, kể từ sau bão người dân ở đây phải sống cảnh mất điện, và tình trạng này sẽ còn kéo dài đến vài ba ngày sau.300 mét đất của những vùng dân cư sống ven sông thuộc địa bàn phường Cửa Đại bị xâm thực, trong đó có 135 mét bị khoét sâu vào bờ đến 10 mét, uy hiếp hàng trăm hộ dân ở đây.

Tại Cửa Đại đi qua Cù Lao Chàm trước đây có 1 cồn cát. Qua cơn bão số 11, sóng dữ đã xẻ đôi cồn cát này, làm thành 2 cửa biển. Cũng tại khu vực Cửa Đại, nước biển đã xâm thực nghiêm trọng vào vùng đất nằm giữa 2 công trình du lịch do các nhà đầu tư nước ngoài đang xây dựng trong giai đoạn hoàn thiện, chưa đi vào hoạt động, làm trôi mất 1 ha đất.

Đáng quan ngại nhất là sự cố nói trên đã làm “hoảng hồn” các nhà đầu tư vì các công trình nói trên đang bị sóng biển uy hiếp. “Hàng năm, tại khu vực này đều bị sóng biển xâm thực khoảng 1 ha đất, riêng cơn bão số 11 này đã “nuốt” thêm 1 ha nữa. Giá đất ở khu vực này là 3 triệu đồng/m2, vị chi cơn bão số 11 đã “tước” mất của Hội An số tiền 30 tỷ từ tiền đất ở Cửa Đại, chưa kể đến những thiệt hại khác”, Chủ tịch UBND TP Hội An, ông Lê Văn Giảng cho biết.

Những hình ảnh PV NNVN ghi được tại Hội An vào ngày 15/10:


Cây cổ thụ to đến 2 người ôm cũng bị bão bứng gốc nằm trên đường Nguyễn Tất Thành.


Nhiều du khách nước ngoài đi dạo phố trong cảnh xơ các của TP Hội An.


Mái hiên bị bão bốc để xuống đường.


Con đường bên sông An Hội ngập nước gây khó khăn cho người đi lại.


Những ngôi nhà ven sông An Hội và thuyền cùng bơi.


Hoạt động tại chợ Hội An bị tê liệt.

“Sáng 15/10 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã về kiểm tra tình hình thiệt hại do cơn bão số 11 gây ra. Chúng tôi đã đưa Bộ trưởng đi thị sát vùng Cửa Đại.

Nhìn thấy thực tế, Bộ trưởng rất bức xúc và ghi nhận đề nghị của chúng tôi về việc xin TƯ hỗ trợ vốn để xây bờ kè tại khu vực Cửa Đại có kinh phí khoảng 20 tỷ đồng để giữ đất là chính đáng. Bộ trưởng hứa sẽ trình vấn đề này lên Chính phủ”, ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP Hội An.

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm