| Hotline: 0983.970.780

Xoang mũi do bơi lội, cách nào phòng ngừa?

Chủ Nhật 11/08/2019 , 07:10 (GMT+7)

Bơi lội là hoạt động được yêu thích giúp thư giãn, sảng khoái, tuy nhiên, nhiều người thường gặp các triệu chứng về viêm mũi xoang sau khi bơi.

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa viêm xoang mũi khi đi bơi là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn.

13-54-31_boi12
Ảnh mang tính minh họa.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, khi đi bơi với sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nồng độ Vitamin D tăng lên, cơ thể bạn cảm thấy trẻ hóa nhưng mũi và xoang có thể bị tổn thương với những biểu hiện: ngứa, đau, rát... dọc theo hốc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong rồi vàng xanh, đau nhức vùng má, trán, hốc mắt, sau gáy… rồi ho, lúc này cảm giác thật khó chịu, làm tan đi cảm giác sảng khoái lúc bắt đầu bơi.

Điều này khiến không ít người dù rất muốn bơi nhưng đành phải “hoãn lại sự sung sướng”. Tuy nhiên, TS Đào cho rằng, bạn vẫn có thể vẫy vùng với nước mà không lo bị xoang nếu chúng ta hiểu rõ cơ chế sinh bệnh. Theo đó, có hai lý do chính xuất phát từ hồ bơi gây ra các vấn đề về mũi xoang đó là bể bơi không được làm sạch hàng ngày hoặc có hàm lượng Clo rất cao.

“Nước hồ bơi không sạch là nguồn nhiễm khuẩn cho hệ thống niêm mạc đường hô hấp, nhất là mũi xoang. Để làm sạch nước bể bơi, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, người ta phải pha thêm Clo vào trong nước bể bơi, tuy nhiên bản thân chất Clo cũng có thể gây viêm mũi xoang do sự kích ứng của niêm mạc với hoá chất.

Khởi đầu là hiện tượng kích ứng của niêm mạc mũi với Clo như ngứa mũi, cay mũi, thậm chí đau rát mũi kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi… Nếu các kích thích này tồn tại kéo dài một đến hai tuần, các triệu chứng trên ngày càng trở nên nặng nề hơn. Và biểu hiện thành bệnh viêm mũi xoang cấp điển hình: Sốt cao 39 - 40 độ, đau tức vùng má, trán, nhức mỏi mắt, rát mũi, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi vàng xanh, từ hốc mũi ra cửa mũi trước hoặc xuống họng gây ho và khạc đờm”, TS Đào nhấn mạnh.

Theo đó, hiện tượng viêm xoang này xuất hiện là do niêm mạc mũi bị kích thích bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước với môi trường, giữa niêm mạc mũi với hoá chất Clo trong nước bể bơi gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ thông từ xoang ra mũi, dịch và không khí ứ đọng trong xoang - TS Đào giải thích “đây là môi trường cho vi khuẩn hình thành, phát triển và xâm nhập vào lớp màng đáy dưới niêm mạc mũi xoang nên Clo không diệt được những loại vi khuẩn khu trú tại vị trí này”.

“Nếu không bơi liên tục, hiện tượng phù nề niêm mạc và bít tắc lỗ thông sẽ hết trong khoảng 3 ngày và không gây viêm. Nếu bơi thường xuyên, niêm mạc không có khoảng nghỉ sẽ dẫn tới tình trạng phù nề không hồi phục và bệnh viêm mũi xoang xuất hiện”, TS Đào cảnh báo.

Do đó, để phòng tránh bệnh xoang mũi khi đi bơi, chuyên gia tai mũi họng TS Đào cho rằng, người dân chỉ nên xếp lịch bơi 2 lần/tuần để niêm mạc mũi xoang có thời gian hồi phục. Khi bơi, nên giữ đầu trên mặt nước (điều này có thể gây bất tiện cho hầu hết mọi người) vì nếu đầu tiếp tục vào trong nước, thì quá trình thở bình thường có thể thu hút nước vào bên trong mũi. Học cách tránh hít nước bể bơi vào mũi: học hít một hơi dài trước khi xuống nước, điều phối cách bơi bằng cách mỗi lần hít hơi vào đường thở là mũi đang ở trên mặt nước, bơi thay đổi tư thế nghiêng từ bên này sang bên kia.

“Sau khi bơi, tắm nước nóng và hít một số loại thuốc để làm sạch các phân tử Clo đọng trên niêm mạc mũi xoang. Điều này sẽ làm giảm đáng kể hiện tượng viêm mũi xoang. Tránh lên bờ đột ngột để cơ thể không bị tiếp xúc với sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước bể bơi và môi trường bên ngoài, nhất là tránh lên bờ ở chỗ gió lùa. Nếu có điều kiện, nên thay đổi vị trí bơi của bạn là các bãi biển chứ không phải các bể bơi. Nước biển sạch là tuyệt vời. Trong mọi trường hợp bạn thích bơi lội thì nên tập trung vào việc hạn chế tiếp xúc với Clo trong nước để tránh kích ứng niêm mạc mũi xoang”, TS  Đào khuyến cáo.

Viêm xoang là bệnh lý hay gặp ở Việt Nam, chiếm khoảng 25-30% tổng số các bệnh nhân đến khám Tai - Mũi - Họng và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay khi mới mắc nhưng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu để kéo dài, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, nhiễm trùng ổ mắt chiếm tỉ lệ cao nhất (85%) và có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Nguy hiểm hơn, khi viêm mũi xoang, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng sẽ khiến họng và đường hô hấp dưới (phổi, phế quản) có nguy cơ bị viêm mạn tính.

(Kiến thức gia đình số 32)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất