| Hotline: 0983.970.780

“Xóm đèn dầu” giữa lòng thị trấn

Thứ Ba 23/08/2011 , 09:49 (GMT+7)

Hơn 20 năm qua, 550 hộ dân ở khu vực 7 và 9 (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh TT- Huế) phải sống trong cảnh tối tăm do thiếu nguồn điện sinh hoạt và SX nghiêm trọng.

Bà Phạm Thị Phượng bên dây chuyền sản xuất bún phải hoạt đồng ''cầm chừng'' trong mấy năm qua vì nguồn điện chập chờn

Hơn 20 năm qua, 550 hộ dân ở khu vực 7 và 9 (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh TT- Huế) phải sống trong cảnh tối tăm do thiếu nguồn điện sinh hoạt và SX nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân ở đây như một góc khuất bị lãng quên giữa lòng đô thị loại 4 đang trở mình.

Có điện, vẫn thắp đèn dầu

Từ đầu con đường liên xã đấu nối từ Quốc lộ 1A đi vào các khu vực 7 và 9 của thị trấn Phú Lộc hàng trăm cáp điện cũ kỹ được mắc nối như mạng nhện, trụ đỡ đa phần làm bằng tre “sà” xuống sát đầu người. Hỏi về tình cảnh thiếu điện sinh hoạt của bà con ở khu vực 7, ông Phan Văn Mẫn, một hộ dân ngán ngẩm: “Hơn hai chục năm ni điện ở đây chập chờn như ri rồi. Hồi mới về ở, vì ít hộ dân sử dụng nên còn đỡ, bây giờ người sử dụng điện thì nhiều lên, trạm biến áp vẫn như cũ, những hộ dân nằm xa trung tâm như chúng tôi thiếu điện nên khốn khó trăm bề”.

 Nhà ông Mẫn do thiếu điện nên tất cả các vật dụng điện chiếu sáng trong nhà đều phải chuyển sang bóng chữ U, nhưng loại bóng này phải có ổn áp mới sáng được. Từ sáng sớm đến trưa còn dùng được, chứ chiều tối dù có ổn áp vẫn không đỏ nổi. Nấu cơm bằng điện cũng phải nấu từ sớm, nấu nước sôi trước bằng củi lửa rồi “trộn” vào cơm cho mau chín.

Ông Mẫn cho biết thêm: “Tiền điện mỗi tháng cả gia đình tui cũng ngót nghét 100 nghìn đồng, thế mà điện không sáng nổi cái bóng. Để khắc phục tình trạng thiếu điện kinh niên, đảm bảo ánh sáng cho bọn nhỏ học hành, nhà tui phải tăng cường thêm 2 cây đèn dầu, mỗi tháng phải tốn thêm mấy chục nghìn tiền dầu". Do thiếu điện nên cứ vài tháng, ông Mẫn phải thay các vật dụng sử dụng điện trong nhà một lần vì dòng điện chập chờn nên hỏng cả. Đặc biệt, ổn áp cháy liên tục, tiền thay mới vật dụng chiếu sáng còn nhiều hơn cả tiền sử dụng điện.

Không chỉ thiếu điện sinh hoạt, đời sống bà con ở khu vực 7 và 9 còn khó khăn hơn rất nhiều lần vì nguồn điện cho sản xuất gần như không có. Nằm giữa lòng thị trấn nhưng hai khu vực này, bà con vẫn lấy sản xuất nông nghiệp, làm bún, bánh làm nghề chính.

Bà Phạm Thị Phượng, người dân khu vực 7 bức xúc: “Đầu tư dây chuyền sản xuất bún hết mấy chục triệu đồng nhưng đành sản xuất cầm chừng mấy năm nay vì nguồn điện càng về sau càng yếu. Để có điện dùng, gia đình tôi phải sử dụng ổn áp nhưng cũng phải dậy từ 1 đến 2 giờ sáng nên rất khổ sở. Có khi đang làm mẻ bún, điện yếu máy quay không nổi, bún gãy hỏng hết, đành bán rẻ cho bà con tiểu thương. Trong khi đó, mỗi tháng gia đình tôi vẫn phải trả 1.500.000 đồng tiền điện, tiền lãi làm bún không đủ trả tiền điện chứ đừng nói bù lại cho máy móc hư hỏng”.

Ông Đặng Thiếu- Phó Giám đốc Cty CP Điện Phú Lộc thừa nhận: “Trước thực trạng thiếu điện nghiêm trọng của bà con ở khu vực 7 và 9, những năm trước, chúng tôi đã đầu tư thêm một trạm biến áp chống quá tải ở khu vực xóm cồn, bổ sung vào trạm biến áp Bắc Hà; thay mới đường dây AC70 từ Quốc lộ 1A vào trường tiểu học. Tuy nhiên, do hạn chế nguồn kinh phí, việc đầu tư không đồng bộ nên những hộ dân ở xa khu vực biến áp tình trạng thiếu điện vẫn diễn ra”.

Có một nghịch lý là hầu hết bà con ở khu vực 7 và 9 đều sản xuất nông nghiệp. Đến mùa gặt, phải vận chuyển lúa ra thị trấn hay qua địa bàn xã khác để xay xát mặc dù trong khu vực có máy xay xát nhưng vẫn không hoạt động được vì thiếu điện.

Chờ đầu tư

Việc thiếu điện sinh hoạt, sản xuất ở khu vực 7 và 9 thị trấn Phú Lộc đã diễn ra trên 20 năm nay, gây rất nhiều khó khăn cho người dân nhưng vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trao đổi với chúng tôi, ông Cái Minh- Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc cho hay: “Trước đây, nguồn điện bà con ở thị trấn Phú Lộc sử dụng là của HTXNN Bắc Hà đầu tư. Đến đầu năm 1990, giao lại cho Cty CP Điện Phú Lộc quản lý.

Và cũng từ đó đến nay, hệ thống dây điện mặc dù có đầu tư ở một số khu vực của thị trấn nhưng không đồng bộ nên không mang lại hiệu quả, cách mắc nối cũng không phù hợp với tiêu chuẩn, đường dây thì đã dùng mấy chục năm, lạc hậu, hỏng hóc. Mặc dù trong các cuộc họp HĐND, chúng tôi đã kiến nghị nhiều nhưng vẫn chưa được quan tâm”.

Ông Minh cho biết thêm: “Thực trạng thiếu điện của bà con ở khu vực 7 và 9, thị trấn Phú Lộc đã diễn ra trong hàng chục năm qua, điều đó cho thấy việc quản lý chăm sóc khách hàng sử dụng điện của Cty CP Điện Phú Lộc chưa tốt, ít đầu tư cải tạo mạng lưới, đặc biệt đường dây hạ áp đã xuống cấp, làm tổn hao điện năng, ảnh hưởng đến nguồn điện sinh hoạt của người dân”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm