| Hotline: 0983.970.780

Xót xa cảnh con gái liệt chăm sóc mẹ già 94 tuổi bệnh nặng

Thứ Năm 06/02/2020 , 08:49 (GMT+7)

Bị liệt 2 chân, đến việc tự chăm lo bản thân còn vất vả, nhưng nhiều năm nay chị Hợp lại là người duy nhất chăm sóc mẹ già đã hơn 90 tuổi đang mắc bệnh ung thư.

16-52-01_hinh_nh_1
Cụ Lê Thị Choẹt, năm nay đã 94 tuổi, lại đang mang trong người căn bệnh ung thư xương.

Đói nghèo và bệnh tật bủa vây, 2 người phụ nữ này đang sống lay lắt trong sự khốn khó đến cùng cực. Hoàn cảnh mà chúng tôi nhắc đến ở đây là gia đình hai mẹ con chị Nguyễn Thị Hợp (sinh năm 1966 ) ở thôn Đầu Bến, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Vào một ngày đầu xuân, chúng tôi tìm về thôn Đầu Bến thăm 2 mẹ con cụ Lê Thị Choẹt (sinh năm 1926). Trong gian buồng tối mờ, một cảnh tượng xót xa đập ngay trước mắt chúng tôi: trên chiếc giường ọp ẹp cụ Choẹt không ngừng rên la, trời lạnh giá mà cụ đạp hết chăn xuống đất. Dường như căn bệnh ung thư đang hành hạ, khiến cụ rất đau đớn.

Chật vật xoay xở trên xe lăn, chị Hợp vất vả lắm mới kéo được tấm chăn đắp lên người mẹ, thì cụ Choẹt lại đạp bung ra. “Mẹ ơi, mẹ chịu khó đắp chăn ấm không thì cảm lạnh, mẹ mà có mệnh hệ nào thì con biết phải làm sao ?!...”, nước mắt chảy ròng ròng, người phụ nữ tàn tật bất lực ghé tai mẹ van nài. Có lẽ vì thương con gái mà cụ Choẹt đồng ý cho chị Hợp chăm sóc. Sau khi đắp chăn và cho mẹ uống thuốc, người phụ nữ bất hạnh nghẹn ngào kể cho chúng tôi nghe câu chuyện buồn của cuộc đời mình.

Vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, khi ở tuổi cập kê chị Hợp đã có biết bao chàng trai theo đuổi. Dự định sau khi học xong phổ thông, ở nhà giúp đỡ bố mẹ vài năm thì chị Hợp mới tính chuyện chồng con, nhưng tai họa bất ngờ giáng xuống…

Năm ấy, khi chị Hợp vừa bước sang tuổi 17, trong một lần đi làm đồng thì dính mưa. Về nhà thấy đau đầu, rồi sốt cao mấy ngày không dứt, đến khi ngắt cơn sốt thì cũng là lúc chị Hợp thấy 2 chân mình không còn cảm giác. Cũng kể từ đó, cuộc đời cô thôn nữ xinh đẹp gắn liền với chiếc xe lăn.

“Khi biết mình bị liệt 2 chân, chị đã khóc mấy ngày liền. Nhiều lúc quẫn trí không muốn sống nữa, nhưng thương bố mẹ, là con mà chưa báo hiếu được ngày nào, mình lại cố lên để sống. Bố chị mất mấy chục năm rồi, trước mẹ chị chưa mắc bệnh thì 2 mẹ con còn dựa vào nhau để sống. Nay bệnh tật hành hạ mẹ, chị đau lòng lắm, nhưng bất lực không biết phải làm thế nào”, người phụ nữ tật nguyền khóc nấc.

Chị Hợp là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị em. Sau chị Hợp còn có 2 người em gái ( 49 và 45 tuổi ) đều làm nông và lấy chồng ở làng bên. Người anh trai cả sau khi lấy vợ dọn ra ở riêng được vài năm thì mất vì bạo bệnh. Người chị dâu bao năm sống trong nghèo khó ở vậy nuôi 4 con gái, gần đây sức yếu lại mới phẫu thuật mắt, dù có muốn làm tròn chữ hiếu thì chị cũng đã lực bất tòng tâm.

Đưa vạt áo lên chấm nước mắt, người phụ nữ đơn thân tội nghiệp nghẹn lòng tâm sự: do tuổi già và mắc bệnh ung thư xương nên giờ đây cụ bà Choẹt – mẹ chị Hợp chỉ còn là hình hài tiều tụy, nằm co quắp, miệng thì biến dạng méo xệch, 2 bàn tay cứng đơ với các ngón tay không duỗi ra được.

16-52-01_hinh_nh_5
Mặc dù bị liệt phải ngồi xe lăn suốt nhiều năm qua nhưng hàng ngày chị Nguyễn Thị Hợp vẫn tảo tần chăm sóc mẹ già nằm liệt giường.

Khi nhắc đến mẹ già đang nằm co ro trên chiếc giường cũ kỹ mục nát, giọng chị Hợp như nghẹn lại, ánh mắt như kìm chặt không để cho những giọt nước mắt tuôn ra: “ Đáng lẽ ra lúc này, tôi là người phải chăm sóc cho mẹ nhưng đến bản thân bị liệt nằm xe lăn còn không lo nổi thì làm sao có thể lo cho mẹ. Số tiền chữa trị cho bản thân và mẹ mỗi khi trái gió trở trời quá lớn khiến gia đình tôi thực sự không lo nổi ”, chị Hợp nghẹn ngào.

Từ ngày các em lấy chồng, cuộc sống của 2 mẹ con cụ Choẹt cứ thế trôi đi trong sự buồn tẻ và nghèo đói. Họ không có khoản thu nhập nào khác ngoài khoản tiền trợ cấp ít ỏi của chị Hợp và trợ cấp tuổi già của cụ Choẹt. Nhất là từ khi cụ Choẹt phát bệnh ung thư xương thì cuộc sống của 2 mẹ con cụ càng chật vật vô cùng.

Chị Hợp cho biết: “ Hàng ngày tôi tự tay nấu cơm, còn thức ăn thì nhờ các cô hàng xóm mua hộ. Mỗi lần bón cơm cho mẹ ăn tôi phải dựa đầu vào cột nếu không sẽ rất khó khăn. Ước gì tôi có sức khỏe như mọi người thì việc chăm sóc mẹ sẽ dễ dàng hơn ”.

Nhìn mâm cơm của 2 mẹ con cùng mắc trọng bệnh chỉ có bát cơm với đĩa muối trắng, chúng tôi không khỏi cảm giác xót xa. Dường như hiểu được cảm xúc của khách, chị Hợp ngại ngùng nói: “ Hôm nay tôi kiếm được bát canh mồng tơi cho mẹ ăn dễ nuốt, nhưng tôi làm đổ mất rồi, thành thử phải ăn cơm không vậy, biết như thế là thương mẹ nhiều lắm, nhưng biết lấy tiền đâu mà mua thức ăn cho 2 mẹ con bây giờ…”

16-52-01_hinh_nh_4
Mẹ già mang bệnh hiểm nghèo, khoản tiền trợ cấp ít ỏi chị Hợp hầu như không dám chi tiêu gì mà để dành mua thuốc cho mẹ.

Mỗi tháng được vài trăm ngàn đồng tiền trợ cấp phải dành để đưa mẹ lên bệnh viện, nên chị Hợp phải dè xẻn không dám chi tiêu gì. Nhiều hôm cụ Choẹt đau đớn không buồn ăn uống, thì chị Hợp cũng nhịn theo, chị Hợp bảo: “Mẹ không ăn được, chị cũng không ăn thế là có thêm khoản để mua thuốc cho mẹ…”, nghe người phụ nữ tật nguyền nói về chuyện ăn uống hàng ngày của 2 mẹ con, mà chúng tôi thấy lòng mình đắng ngắt.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm