| Hotline: 0983.970.780

Xót xa Mường Piệt triền miên nghèo đói vì thiếu đất sản xuất

Thứ Sáu 14/07/2017 , 13:25 (GMT+7)

Bản Mường Piệt, xã Thông Thụ cách trung tâm huyện Quế Phong (Nghệ An) chừng 50 km. Thế nhưng nhiều năm nay nhưng thiếu đất sản xuất khiến người dân nơi đây triền miên trong nghèo đói.

Con đường nối từ trung tâm huyện đến bản đã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay nhưng thiếu đất sản xuất, thiếu điện thắp sáng đang khiến người dân nơi đây triền miên trong nghèo đói.
 

Mua ti vi về để… làm cảnh

Chỉ lên chiếc đèn tiết kiệm điện sáng leo lét, chiếc quạt quay lất phất trên sàn, trưởng bản Lô Văn Bảo than thở: “Chúng tôi định cư ở đây lâu lắm rồi, chỉ nằm cách Nhà máy thủy điện Hủa Na chừng 40 km nhưng đến nay chỉ khoảng 1/2 số hộ được sử dụng điện lưới. Cột điện đã chôn gần 2 năm nay nhưng điện thì chưa về được với dân bản. Thiếu điện lưới, dân bản phải mua máy phát điện mini về đặt trên suối Piệt”.

15-53-35_chiec_ti_vi_truong_bn_lo_vn_bo_mu_ve_chi_de_lm_cnh
Chiếc ti vi trưởng bản Lô Văn Bảo mua về chỉ để làm cảnh

Năm 2012, trưởng bản Lô Văn Bảo trở thành nhà giàu nhất bản khi ra phố huyện Kim Sơn mua hẳn một chiếc ti vi với giá gần 1,5 triệu đồng. Những ngày đầu, cả bản quây quần trước sân nhà trưởng bản để xem thời sự, phim truyện, ca nhạc. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang, ti vi chỉ chạy được gần vài tháng thì tua bin phát điện mini đầu suối chạy ngày một yếu dần.

Trưởng bản Bảo giải thích: “Ngày xưa nước suối Piệt chảy ào ào như con thác trên núi cao đổ xuống. Nhưng nay, dân bản tăng nhanh, khai hoang ruộng nước nhiều, nguồn nước bị chia nhỏ thành nhiều dòng, tua bin thủy điện mini 1,8 triệu đồng ta mua về cũng chỉ chạy le re thôi, không đủ điện phát để sinh hoạt”.

Theo trưởng bản Mường Piệt, khi xây dựng Nhà máy thủy điện Hủa Na, có 46 hộ từ vùng lòng hồ di dân về đây, nhập khẩu và sinh sống. Do những hộ dân này không chấp nhận phương án xây dựng tái định cư, chỉ nhận tiền đền bù, nên di dân về nhưng không có ruộng sản xuất. Họ phải đi khai hoang ruộng nước ven suối Piệt. Tác động của việc lấy nước vào ruộng đã khiến suối Piệt ngày càng cạn kiệt, hàng loạt máy phát điện mini của bản nằm phơi nắng trên cạn.

15-53-35_truong_bn_lo_vn_bo_lo_lng_cho_cuoc_song_dn_bn
Trưởng bản Lô Văn Bảo lo lắng cho cuộc sống dân bản

Trưởng bản Mường Piệt dẫn chúng tôi đi xem suối Piệt. Ngày xưa, trên suối này chi chít thủy điện mini nhưng nay số còn lại rất ít. Nước chảy không đủ mạnh, thủy điện phát không đủ điện cho dân dùng. Không có thủy điện mini, không có điện lưới nhưng gần 100 hộ dân bản Mường Piệt cũng không chịu sống trong bóng tối. Họ mua dây điện, xuống cuối bản, xin những hộ đã có điện lưới kéo điện về nhà dùng. Nhưng cũng như nhà trưởng bản, khi điện mạnh, những hộ có điện sẵn sàng chia sẻ. Khi điện yếu, đương nhiên họ cắt điện và những hộ dân này lại phải trở về với cuộc sống trong đêm tối.
 

Khốn đốn vì thiếu đất sản xuất

Sau khi chấp nhận để 46 hộ dân lòng hồ thủy điện Hủa Na “nhập cư”, Mường Piệt có tổng số 184 hộ dân với 821 nhân khẩu. Người sinh thêm, tăng đột biến nhưng ruộng nương thì vẫn như cũ. Cả bản chỉ có 5,6 ha ruộng nước, tức là bình quân chưa đến 70 m2/khẩu, mỗi hộ chỉ trên dưới 300 m2 lúa nước.

15-53-35_ruong_nuoc_moi_khi_hon_ton_ct_soi_d_cuoi
Ruộng nước mới khai hoang toàn cát sỏi, đá cuội

Thiếu đất sản xuất, dân bản Mường Piệt tích cực đi khai hoang đất làm lúa nước nhưng cũng chỉ xoay quanh dòng suối Piệt. Thế nhưng, ven dòng suối, nước lâu nay chảy xiết, mặt ruộng trơ đá cuội, không giữ được nước ruộng, đất nghèo dinh dưỡng, ruộng bậc thang manh mún, năng suất lúa không đáng là bao. Trong số 7 ha mới khai hoang thì có 2 ha không có nước; số còn lại chỉ cấy lúa được một vụ nhưng cũng bấp bênh, mùa được, mùa mất. Được thêm 5 ha lúa 1 vụ thì dòng điện sinh ra trên suối Piệt lại giảm hẳn. Thế là khổ vẫn hoàn khốn khổ.

Dẫn chúng tôi ra thăm những thửa ruộng vừa mới khai hoang cạnh suối Piệt nổi đầy cát sỏi, đá cuội, ông Bảo đăm chiêu: “Khó khăn nhất là thiếu đất sản xuất. Giờ phải làm sao để những hộ nhập cư có ruộng sản xuất? Đành rằng, họ đến sau thì đương nhiên không thể chia ruộng cũ cho họ được vì đây là những thửa ruộng từ hàng trăm năm nay dân bản Mường Piệt khai hoang sản xuất.

15-53-35_thieu_ruong_dn_bn_phi_lun_phien_thy_nhu_sn_xut
Thiếu ruộng, dân bản phải luân phiên thay nhau sản xuất

Nhưng xét đi, xét lại cũng không thể bỏ đói họ được; họ đã là con dân của bản này rồi. Ban quản lý thôn bản, chi bộ, mặt trận nhiều lần họp bàn tìm giải pháp. Có những cuộc họp kéo từ sáng tới chiều vẫn chưa ngã ngũ. Ruộng đất đã thiếu thì làm thế nào mà chia sẻ được nữa. Ai cũng đang lo cho cái ăn chứ chưa có hộ nào dư thừa”.

Thế nhưng, với suy nghĩ lá lành ít đùm lá rách nhiều, cuối cùng, ban quản lý thôn bản, chi bộ, mặt trận bản Mường Piệt quyết định khuyến khích người dân tiếp tục đi khai hoang. Số ruộng đất cũ thì đem ra chia đều cho toàn bộ nhân khẩu trong bản. Quyết định là thế nhưng khi đưa ra giữa bản họp, rất nhiều hộ dân phản đối. May mắn sao, sau nhiều cuộc họp, dân bản đã đồng ý với ý tưởng của ban quản lý thôn bản. Thế là ruộng lúa nước được chia đều, tính ra, bình quân mỗi hộ nhận 300 m2 ruộng 2 vụ lúa và 270 m2 ruộng lúa 1 vụ. Vị chi, mỗi hộ có hơn 500 m2 ruộng lúa, bình quân 5-6 thửa/hộ.

15-53-35_suoi_piet_d_khong_con_nhieu_nuoc_nhu_xu
Suối Piệt đã không còn nhiều nước như xưa

“Thiếu đất sản xuất, người dân phải sống dựa vào rừng. Nhưng khi nguồn lâm sản trong rừng ngày càng khan hiếm, lại sống cạnh bìa rừng thuộc quản lý của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, nguy cơ xâm lấn rừng, phá rừng trồng keo là rất cao. Bản đã tuyên truyền để bà con dân bản không vào rừng đốt nương làm rẫy, phá trừng khoanh nuôi trồng keo. Nếu phát hiện hộ nào vi phạm, bản sẽ đề nghị để xử lý và cắt tiền khoanh nuôi, bảo vệ rừng hàng năm”, trưởng bản Mường Piệt Lô Văn Bảo chia sẻ.

Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trong bản là 38,58%, tỷ lệ hộ cận nghèo là trên 22%.

Nằm sát bản Mường Piệt về phía thượng nguồn suối Piệt là bản Mường Phú. Được biết, hiện nay, Mường Phú có 233 hộ với 963 nhân khẩu, trong đó có 63 hộ di dân vén từ vùng lòng hồ thủy điện Hủa Na về đây. Toàn bản hiện chỉ có 6,3 ha lúa nước; chưa có điện lưới. Nguy cơ phá rừng trồng keo đang hiện hữu.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm