| Hotline: 0983.970.780

Xử lý cây ra hoa trái vụ

Thứ Sáu 28/11/2014 , 08:10 (GMT+7)

Thực ra muốn được như vậy cũng phải tuân thủ quy luật sinh học của cây, chứ không phải bắp ép mà hoàn toàn làm trái mức chịu đựng của cây được.

Ngày nay, nông dân nước ta đang làm quen với phương thức SX, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp theo cơ chế thị trường: Muốn có được sản phẩm lúc thị trường cần nhiều, mà mặt hàng lại khan hiếm. Với trồng trọt thì đó là lúc chưa có sản phẩm thu hoạch hay gọi là lúc giáp vụ.

Trong lĩnh vực cây ăn quả, đang có nhu cầu tìm kiếm các biện pháp làm cho cây ra hoa trái vụ.

Cho cây ra hoa trái vụ tức là ta ép để cây cối vượt ra khỏi quy luật sinh học bình thường của nó để cho ta sản phẩm. Thực ra muốn được như vậy cũng phải tuân thủ quy luật sinh học của cây, chứ không phải bắp ép mà hoàn toàn làm trái mức chịu đựng của cây được.

npk-16-16-16-te13335087413-13-13te13335122

Khi bắt cây làm theo ý của con người, trước hết ta cũng cần biết đến quy luật mà cây trồng cần đáp ứng. Đó là cây nào trong đời sống của nó cũng phải trải qua 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Là giai đoạn từ gieo trồng, ra rễ, đâm cành ra lá để phát triển bộ dáng của cây, đồng thời tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng để chuyển qua giai đoạn khác. Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm thì thời kỳ kiến thiết cơ bản nằm trọn trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng.

2. Giai đọan sinh trưởng sinh thực: Kể từ lúc phân hóa mầm hoa cho đến khi trái được thu hoạch. Điều kiện để cây chuyển được giai đoạn là phải tạo được chất sinh mầm hoa (florigen, thường gọi là hoocmon ra hoa).

Cây trồng ở vào thời kỳ khai thác (hay kinh doanh) cũng được chia ra 2 giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng kể từ khi tỉa cành tạo tán, bón phân cho cây ra lá, đầm chồi đến lúc phân hoá mầm hoa và giai đoạn sinh trưởng sinh thực kể từ khi phân hoá mầm hoa cho đến khi thu hoạch trái chín (thực ra trong giai đoạn sinh thực vẫn xen lẫn giai đoạn sinh trưởng như làm trái to ra, lớn lên cho đến khi chín).

Tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của loại cây mà điều kiện này có khác nhau. Thí dụ cây có nhu cầu ánh sáng ngày dài thì chỉ khi nào ngày ngắn chuyển sang ngày dài trong cây mới sản sinh ra chất florigen.

Vì vậy nếu trồng bình thường thì chỉ khi nào ngày ngắn chuyển sang ngày dài cây mới nở hoa, và thông thường trồng ở các tỉnh miền Nam thì phải chờ đến tháng 3 - 4 dương lịch cây mới ra hoa.

Muốn cây ra hoa sớm ta phải nối dài ánh sáng ban ngày cho cây thông qua biện pháp thắp đèn.

Với cây có nhu cầu ánh sáng ngày ngắn mới ra hoa như các giống lúa mùa dài ngày của ta, dù trồng sớm hay muộn thì cũng phải đợi đến lúc ngày ngắn lại mới ra hoa, ở miền Bắc thường là đầu tháng 10 đến gữa tháng 11, ở miền Nam thường là cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 (giống cảm quang nặng).

Còn các cây có nguồn gốc nhiệt đới thì chủ yếu là cần nhiệt độ. Khi nào tích luỹ đủ độ nhiệt thích hợp, cơ thể tích lũy đủ chất để có thể tạo mầm hoa thì cây ra hoa.

Để xử lý ra hoa cần can thiệp của hoá chất, xin được lấy thí dụ với cây xoài cát Hoà Lộc, thời gian và liều lượng xử lý như sau: Tưới Paclobutrazol (nồng độ 2g.ai/1 mét đường kính tán) vào sau khi cơi lá được khoảng 2,5 tháng, sau đó khoảng 2,5 - 3 tháng phun chất kích thích ra hoa như Thioure (0,5%), thì sau khoảng 12 - 15 ngày là cây bung hoa.
Trung bình các thí nghiệm với các liều tưới Paclobutazol và phun Thioure khác nhau với thời gian xử lý khác nhau thì xoài cát Hoà Lộc ra hoa sớm hơn được 3 - 4 tuần so với đối chứng không xử lý (tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hậu, 2005).

Vì vậy, thời gian ra hoa dài hay ngắn là do nhiệt độ quyết định. Thí dụ giống lúa IR64 trồng ở ĐBSCL chỉ sau gieo khoảng 40 - 45 ngày là bắt đầu phân hoá đòng (bao gồm phân hóa gié, phân hóa hoa) để sau đó khoảng 28 - 30 ngày là trổ bông (bao gồm nở hoa, thụ phấn, thụ tinh).

Nhưng trồng trong vụ đông xuân ở miền Bắc, do bị nhiệt độ thấp nên phải cần đến khoảng 85 - 90 ngày mới trổ bông (nở hoa và thụ phấn). Tổng thời gian sinh trưởng do đó sẽ kéo dài hơn so với vùng ĐBSCL khoảng 15 - 20 ngày.

Những loại cây ăn quả ở nước ta trồng ở vùng nào thì thời gian ra hoa cũng tùy thuộc vào vùng đó. Muốn cho cây ra hoa sớm hay muộn lại thường phải có những tác động khác nhau:

- Tác động cơ giới: Khoanh vỏ, cắt bớt rễ, băm vỏ thân cây (nhãn, ổi, mít), ngắt một phần lá hay toàn bộ lá (cây mai, mẵng cầu ta).

- Sử dụng biện pháp vật lý: Xiết nước, tạo khô hạn, ngưng bón đạm để thay đổi tỷ lệ C/N.

- Sử dụng biện pháp hóa học: Dùng các hóa chất để hỗ trợ như Paclobutrazol, Thiuoure, 2,4D, KN03, KCL03, GA3, Progibb, CaCl2, Etrel và nhiều loại phân bón lá.

Tùy theo loại cây, sẽ có các biện pháp xử lý ra hoa khác nhau cho thích hợp. Muốn cho cây được xử lý để ra hoa sớm có nhiều hoa, đậu quả tốt, năng suất trái cao vào một thời vụ nào đó (trước hoặc sau thời vụ chính) thì cũng không thể bỏ qua công đoạn chăm sóc thật tốt trước khi xử lý và chăm sóc nuôi quả sau khi nở hoa.

Với các loại cây ăn quả lâu năm, trên cùng một cây ta không thể cho ra hoa nhiều vụ trên 1 năm được. Nếu muốn mùa nào cũng có trái để bán thì ta phải chia khu vườn ra để xử lý từng khu vực vào các thời vụ khác nhau.

Để bảo đảm cây đủ sức tạo được mầm hoa vào thời vụ mong muốn, Cty CP Phân bón Bình Điền có loại phân sử dụng cho cây ăn trái rất tốt, đó là NPK 16-16-16+TE (dùng cho các tỉnh miền Nam) và NPK 13-13-13+TE (dùng cho các tỉnh miền Bắc).

Với loại phân 16-16-16+TE, sau khi tỉa cành, tạo tán bón thêm 40 - 50kg phân hữu cơ kết hợp 300g đạm vàng 46A+ với khoảng 500 - 600g loại phân này/cây, thì cây có đầy đủ sức cho mục đích xử lý ra hoa sớm.

Loại phân này bón khoảng 3 - 4 đợt/năm bao gồm: Sau khi tỉa cành tạo tán, trước khi ra hoa, khi đậu quả 1,5 - 2 tháng và trước thu hoạch 1 - 1,5 tháng.

Trừ đợt đầu, các đợt sau, mỗi lần chỉ cần bón 500 - 600g/gốc và không cần bổ sung thêm bất cứ loại phân nào khác. Nếu cây không được chăm sóc tốt thì cây sẽ chóng mất sức, rút ngắn nhiệm kỳ kinh tế của cây và lợi bất cập hại.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất