| Hotline: 0983.970.780

Xử lý chất thải chăn nuôi nhờ biogas

Thứ Tư 10/12/2014 , 09:20 (GMT+7)

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp nông dân tăng thu nhập, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi VN đã gặp nhiều khó khăn như rớt giá, bệnh dịch, đặc biệt chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.

Nguồn chất thải chủ yếu do vật nuôi bài tiết trong quá trình sinh sống là phân chuồng, nguồn chất thải này sẽ gây ô nhiễm không chỉ cho không khí, đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm, vì phân chuồng sẽ sinh khí độc (như CH4, NH3, NO2...), phân chứa nhiều chất nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen, niken...

Ngoài ra còn có các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật gây hại khác như Entrobacteriae, E. Coli, Salmonella, Streptococcus fecalis... có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.

Theo tính toán, một năm đàn gia súc, gia cầm của VN sẽ thải ra trên 73 triệu tấn chất thải rắn, 25 - 30 triệu khối chất thải lỏng, lượng chất thải này nếu không được xử lý sẽ là mối nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Công nghệ khí sinh học (KSH) đã được ứng dụng ở VN từ những năm 1960. Theo thống kê đến hết năm 2006, hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều đã áp dụng công nghệ KSH, số lượng công trình đã xây lắp được còn rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, việc xây dựng và lắp đặt mới chỉ dừng ở con số hơn 500.000 công trình.

Việc áp dụng công nghệ KSH đã đem lại những hiệu quả đáng kể về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho người sử dụng.

Theo kết quả điều tra người sử dụng KSH của Tổ chức Phát triển Hà Lan cho thấy, 100% hộ dân đã sử dụng KSH để đun nấu và thắp sáng và số tiền tiết kiệm được từ việc giảm thiểu việc mua chất đốt là 210.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, sử dụng phụ phẩm KSH trong trồng trọt và chăn nuôi đã giúp hộ dân tiết kiệm trung bình được 84.000 đồng/tháng. Như vậy, với chi phí đầu tư xây dựng công trình KSH 10 m3 là 12 triệu đồng thì chỉ sau 3 - 4 năm, hộ dân đã thu hồi được vốn.

Công nghệ KSH mang lại cuộc sống văn minh và tiện nghi cho người sử dụng. Việc phát triển mở rộng các hộ sử dụng công trình KSH trong giai đoạn tới rất cần tới công tác tín dụng.
Có đến trên 70% số hộ điều tra cho rằng họ thiếu vốn để phát triển công trình KSH. Tuy nhiên để có cơ chế khuyến khích và phát triển việc xây dựng công trình KSH thì rất cần sự hỗ trợ và vào cuộc của các cấp chính quyền tại địa phương.

Mặt khác, xây dựng và sử dụng công trình KSH đã tạo ra những tác động xã hội tích cực đối với những người có liên quan như thợ xây, các thành viên trong hộ gia đình sử dụng KSH. Việc phát triển các công trình KSH đã tạo thêm việc làm cho các đội thợ xây.

Việc sử dụng công trình KSH để đun nấu và thắp sáng làm giảm đáng kể gánh nặng công việc cho phụ nữ và trẻ em trong việc thu lượm củi đun nấu và tiết kiệm được thời gian cho người phụ nữ trong nội trợ, cọ rửa xoong nồi...

Theo đánh giá của các hộ, thời gian tiết kiệm được bình quân mỗi hộ từ khi có công trình KSH là 1,8 giờ. Rất nhiều hoạt động tích cực của hộ được tăng thêm khi có công trình KSH như các hoạt động xã hội, chăm sóc gia đình, hoạt động thể thao, giải trí...

Lợi ích vô hình mà công trình KSH đã đem lại cho người dân đó là lợi ích về mặt môi trường. Đun nấu bằng KSH sẽ làm giảm các bệnh về phổi và mắt vì so với nhiên liệu truyền thống, KSH có hiệu quả giảm ô nhiễm bụi lớn so với việc sử dụng củi và phụ phẩm nông nghiệp.

Bụi trong khu vực nấu của hộ sử dụng than, củi và phụ phẩm nông nghiệp cao hơn so với hộ sử dụng KSH là 4,03 lần, 22,40 lần và 25,58 lần (theo báo cáo đánh giá hiệu quả giảm ô nhiễm không khí tại nơi đun nấu nhờ sử dụng khí sinh học, 2011).

Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ phẩm KSH cho cây trồng sẽ giảm được lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ làm góp phần bảo vệ môi trường sống.

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm