| Hotline: 0983.970.780

Xử lý chất thải chăn nuôi

Thứ Năm 20/11/2014 , 21:13 (GMT+7)

Vừa qua, Cty TNHH Hoài Nam - Hoài Bắc, một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ - môi trường, đã hoàn thành bản dự án về xử lý chất thải chăn nuôi cho Cty Chăn nuôi Tam Đảo (TCty Chăn nuôi Việt Nam). 

Công trình sẽ hoàn thành sau 6 tháng, xây dựng trên diện tích 600 m2, công suất xử lý 500 m3 nước thải ngày/đêm.

TCty Chăn nuôi Việt Nam là đơn vị hoạt động có hiệu quả, mang lại nguồn lợi khá lớn cho nhà nươc và tạo việc làm cho hàng trăm con người. Tuy nhiên, hiện nay nước thải của Cty Chăn nuôi Tam Đảo, trực tiếp là Xí nghiệp Giống lợn ngoại đang là vấn đề còn tồn tại, một số chỉ tiêu của nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN.

Chủ trương của Cty là phát triển SX phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải là hết sức cần thiết và cấp bách.

Hiện tại Cty Chăn nuôi Tam Đảo đã có các hạng mục công trình nhằm phục vụ cho công tác xử lý nước thải như 2 hầm biogas - hầm đất, phủ bạt HPDE, 2 hồ điều hòa; 1 ao bèo - hồ sinh học, hệ thống xử lý nước thải. Và một số hạng mục phụ trợ như mương dẫn, hố thu…

Tuy nhiên, theo khảo sát của các kỹ sư Cty Hoài Nam - Hoài Bắc thì hệ thống xử lý của Cty Chăn nuôi Tam Đảo quá lạc hậu như bể biogas tại khu A với dung tích chứa lớn, với cấu tạo hầm đất, phủ bạt HPDE, không lót bạt.

Hiện tại bể biogas hoạt động không hiệu quả, phần bạt HPDE mặt đã xẹp hơn 70%. Đáy bể không lót bạt. Nguy cơ thấm nguồn nước thải ô nhiễm trong bể vào đất, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm. Việc không lót bạt đáy bể cũng giảm hiệu quả xử lý của bể biogas do môi trường trong bể không kín khí hoàn toàn và gây thất thoát khí gas ra môi trường.

Bể biogas hiện hữu không có hệ thống hút bùn cũng như xáo trộn bùn bên trong bể nên sau một thời gian dài hoạt động, lượng bùn đáy bể biogas là rất lớn (ước tính chiều dày 1.000 - 2.000 cm). Hầm biogas đã tích tụ lớp váng dày bề mặt trong hầm, kết hợp đáy hầm tích tụ bùn thải lâu ngày nên hầm biogas không còn công năng xử lý nước thải như thiết kế.

Còn tại khu B, hầm biogas đang hoạt động bình thường, hầm căng cứng nhưng không có hệ thống hút bùn đáy hầm thường xuyên, khả năng hầm biogas sau 1 thời gian ngắn nữa sẽ chứa đầy bùn thải và hình thành lớp váng mặt như khu A dẫn đến hầm biogas sẽ không còn công năng xử lý.

“Phương án xử lý chất thải chúng tôi áp dụng cho Cty Chăn nuôi Tam Đảo có những ưu điểm: Hệ thống hoạt động tự động, độc lập, đảm bảo xử lý tốt lưu lượng nước thải phát sinh; Chất lượng nước thải sau xử lý ổn định, đạt chuẩn cột B; Thời gian vận hành liên tục; Hệ số vượt tải cao; Vốn đầu tư không lớn; Chi phí vận hành thấp.
Đặc biệt là hệ thống vận hành dễ dàng và đảm bảo mỹ quan. Sau khi đi vào vận hành, hệ thống sẽ cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống chăn nuôi của Cty và có thể cung cấp cho hệ thống điện lưới quốc gia.
Trong trường hợp có sự cố mất điện, có thể dùng nguồn từ máy phát điện phục vụ SX hoặc bố trí thêm máy phát điện riêng cho trạm xử lý nước thải. Điện áp cung cấp đến chân công trình là 3 pha 380V 50 Hz”, KS Nguyễn Xuân Minh nói.

Hệ thống xử lý nước thải được chủ đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng 7 - 8 năm, qua thời gian khai thác các công trình đã xuống cấp, các thiết bị hỏng hóc nên không còn khả năng đáp ứng việc xử lý nước thải đạt chuẩn cột B (QCVN 40:2011/BTNMT).

Hồ chứa đầu hầm biogas được xây dựng sau dùng bơm nước thải sau biogas về hồ để xử lý hóa chất, gây tốn kém. Hiện nay hồ chứa này chỉ chứa nước thải hoàn toàn không có công năng xử lý nước thải. Các hạng mục phụ trợ theo thời gian sử dụng đã xuống cấp. Mương dẫn nước xây dựng hở gây phát sinh mùi hôi đến môi trường xung quanh.

“Với hiện trạng hệ thống xử lý nước thải như trên, chất lượng nước thải xử lý chỉ đạt một số chỉ tiêu nhất định khi xả thải ra môi trường, có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh”, kỹ sư xây dựng dân dụng công nghiệp Nguyễn Xuân Minh, người trực tiếp khảo sát lập dự án tại Cty Chăn nuôi Tam Đảo khẳng định.

KS Minh cho biết thêm: "Với đặc điểm, tính chất đặc thù và yêu cầu như đã phân tích ở trên, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý nước thải của trại lợn bằng phương pháp xử lý chính là kết hợp sinh học, vật lý và hóa lý.

Hệ thống gồm hầm biogas (cải tạo): Sử dụng phương pháp xử lý kỵ khí. Module keo tụ tạo bông: Sử dụng hóa chất keo tụ các chất ô nhiễm có trong nước thải và loại bỏ bằng quá trình lắng.

Module Anoxic: Sử dụng vi sinh vật thiếu khí xử lý các hợp chất ni tơ, phốt pho có trong nước thải. Module Aerotank: Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 - 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO).

Mức duy trì chỉ số DO trong bể Aerotank luôn ở mức 1,5 - 2 mg/l. Module lắng, lọc, nhằm tách các bông bùn vi sinh trong nước thải và hoàn lưu bùn cho bể Anoxic và Aerotank".

Nói về tính khả thi của dự án, ông Huỳnh Viết Thanh, TGĐ Cty Hoài Nam - Hoài Bắc cho biết: "Công trình này rất nhỏ so với các công trình chúng tôi đã thực hiện những năm qua. Chúng tôi áp dụng những công nghệ tiên tiến từ châu Âu, Bắc Mỹ, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất với chi phí vận hành và bảo trì tối ưu, để đạt được hiệu quả đầu tư theo xu hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường".

Ngoài những công nghệ xử lý truyền thống hiện đã và đang áp dụng tại Việt Nam, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc đã có những bước tiến trong việc xử lý nước thải nhờ áp dụng các kỹ thuật xử lý nước thải tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới. Sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả rất cao, giảm chi phí vận hành, thể hiện qua hàng loạt dự án, công trình Cty đã thực hiện.

Cty Hoài Nam - Hoài Bắc đã thực hiện hầu hết các lĩnh vực SX có nước thải ô nhiễm cao và đạt được kết quả ở ngành chăn nuôi, chế biến tinh bột mỳ, SX cồn, chế biến thủy sản…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm