| Hotline: 0983.970.780

Xử lý chất thải ở Quảng Trị

Thứ Sáu 29/08/2014 , 09:40 (GMT+7)

Quảng Trị là tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, rừng, biển, nguyên liệu cho SX nông, lâm, thủy sản. Các ngành công nghiệp cũng phát triển mạnh. 

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường, xử lý các loại chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung...) chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, khiến ô nhiễm ngày một tăng.

NÓNG CHUYỆN Ô NHIỄM

Ngoài các KCN thuộc Khu Kinh tế thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị còn có KCN Nam Đông Hà và KCN Quán Ngang với tổng diện tích đất quy hoạch là 341 ha, 6 cụm công nghiệp (CCN), ngành nghề công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất đa dạng và phong phú, điển hình như chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản.

Các sản phẩm tạo ra của các loại ngành nghề trên phải tiêu thụ nhiều nguyên, nhiên liệu và tiêu tốn năng lượng. Năng lượng của quá trình SX là xăng, dầu (DO, FO), than… thường gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ và phát thải khí nhà kính. Song, hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện trong quá trình xây dựng chưa chú ý đến việc xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường.

Tổng lượng chất thải nguy hại khoảng trên 100 tấn mỗi năm, trong đó lĩnh vực y tế chiếm khoảng 61,7%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,6%, nông nghiệp khoảng 6,8%. Đây là những hợp chất vô cơ khó phân huỷ trong môi trường.

Tuy nhiên công tác quản lý giám sát các chất thải này còn nhiều lỏng lẻo, nhận thức của các doanh nghiệp, đơn vị SX trong việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, thậm chí nhiều cơ sở đã phát sinh chất thải nguy hại mà không hề biết.

Riêng TP Đông Hà, có gần 90 ngàn dân sống trên diện tích gần 7.300 ha, nhưng chỉ có một công ty thu gom rác tại 5 phường nội thị, còn 4 phường vùng ven vẫn chưa được thu gom rác. Dẫn đến tình trạng rác thải của người dân vứt bừa bãi ra vỉa hè, hoặc các khu bãi đất trống trong khu dân cư.

Cùng với đó là tình trạng rác thải xây dựng, bao nilon, xác động vật chết hôi thối đem vất bừa bãi trong khu dân cư. Theo phản ánh của người dân cứ một tuần lại thấy một chiếc xe ô tô tải chở đầy phế thải xây dựng như gạch, đá, xi măng thậm chí là cả xác động vật chết hôi thối chạy ào ào vào đổ từng đống tại khu đất trống gần khu dân cư, biến khu đất trống nơi đây trở thành một bãi rác công cộng gây ô nhiễm.

Về môi trường nước, những đầu tư về xử lý nước thải công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng ở Quảng Trị còn rất hạn chế, còn nhiều khó khăn trong khâu kiểm soát quy trình công nghệ, chẳng hạn do lưu lượng và đặc điểm nước thải không ổn định, kinh nghiệm giám sát liên tục hệ thống còn yếu kém…

Các hệ thống xử lý nước thải hiện tại chủ yếu là các hệ thống xử lý kết hợp lắng trọng lực với hồ sinh học ổn định nước thải và phần lớn là điều khiển hoạt động thủ công nên hiệu quả xử lý rất khó duy trì ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và khả năng giám sát hệ thống.

14-16-30_nh-2
Những năm qua, hình thức nuôi tôm trên cát ở Quảng Trị phát triển mạnh, nhưng xử lý nước thải chưa tốt cũng gây ô nhiễm môi trường

GIẢI PHÁP

“Hiện dự án chúng tôi đã làm xong và đang trình lãnh đạo tỉnh cùng các sở ngành liên quan của tỉnh Quảng Trị xem xét. Nhưng, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc này, tôi tin dự án sẽ sớm được thực hiện và sẽ đạt hiệu quả như mong muốn”, ông Huỳnh Viết Thanh, TGĐ Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc.

Cho đến nay, hầu hết các bãi rác tập trung ở tỉnh Quảng Trị đều chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cả về quy trình kỹ thuật vận hành và quản lý. Bãi rác mới của TP Đông Hà do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, được xây dựng theo kiểu bãi chôn lấp hợp vệ sinh, nhưng vận hành và quản lý vẫn chưa tuân thủ các quy định, nên vẫn hoạt động như một bãi rác lộ thiên.

Nhiều bãi rác khác ở các nơi đều là bãi rác lộ thiên, thậm chí nằm gần khu dân cư, gây ô nhiễm nặng (bãi rác ở TX Quảng Trị, Hồ Xá). Hay như bãi rác của thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa) tuy nhỏ, nhưng lại nằm ở vị trí cao và ở đầu nguồn của nhiều con suối, gây nguy cơ ô nhiễm nước mặt ở khu vực Đakrông và thực tế đang gây ô nhiễm môi trường khu vực.

Nói về quyết tâm giải quyết vấn đề môi trường, một lãnh đạo Sở TN-MT Quảng Trị cho biết: “Tỉnh rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường tỉnh nhà, vì đây là trách nhiệm cũng là vì môi trường sống của nhân dân. Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi đang gặp phải chính là về nguồn lực tài chính…Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết triệt để chứ không thể để gây ô nhiễm môi trường cục bộ trên địa bàn kéo dài”.

Sau khi hợp tác với một số doanh nghiệp chuyên xử lý chất thải, nhưng nhiều năm qua vẫn không giải quyết được vấn đề xử lý chất thải trên địa bàn, mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã chính thức mời một doanh nghiệp lớn về xử lý chất thải từ TPHCM vào cuộc. Đó là Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc, một doanh nghiệp mà theo ông Mai Thức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhận định là “đáp ứng đủ tiêu chí, yêu cầu trong việc xử lý chất thải môi trường”, và “rất tin tưởng Hoài Nam – Hoài Bắc sẽ làm dược”.

Ngày 10/7 vừa qua, sau buổi làm việc giữa tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc với lãnh đạo tỉnh và đại diện các Sở, ngành tỉnh Quảng Trị, ngày 11/7 UBND tỉnh Quảng Trị đã có công văn chấp thuận việc Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc đến khảo sát, lập dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm