| Hotline: 0983.970.780

Xử lý ớt bột khô có chứa chất Aflatoxin

Thứ Hai 21/05/2018 , 09:50 (GMT+7)

Thanh tra Bộ NN- PTNT, Cục Quản lý chất lượng Nông sản, Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) đã phối hợp với Cục An ninh kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp (A86, Bộ Công an) xử lý các cơ sở SX, NK và kinh doanh ớt bột có chứa chất độc tố Aflatoxin gây ung thư gan.

20-50-39_nh_ot_1
Thanh tra Bộ NN- PTNT đã phát hiện độc tố Aflatoxin gây ung thư gan trong sản phẩm ớt bột

Theo các Quyết định 144/QĐ-BNN-TTr, 145/QĐ-BNN-TTr ngày 12/01/2018, Thanh tra Bộ NN- PTNT đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra đột xuất tại một số cơ sở SX, kinh doanh ớt bột ở 11 tỉnh, TP, gồm Hà Nội, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TPHCM, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Bình Phước.

Đoàn tập trung kiểm tra điều kiện bảo quản ớt khô nguyên liệu, ớt bột khô sau chế biến tại cơ sở SX và ớt bày bán tại cơ sở kinh doanh (các chợ và siêu thị), tiến hành lấy mẫu phân tích chỉ tiêu Aflatoxin B1 và Aflatoxin tổng số.

Sau kết quả kiểm tra và lấy mẫu, cho thấy số mẫu vượt ngưỡng dư lượng Aflatoxin cho phép là 95/262 mẫu, chiếm 36,25%. Trong đó, tại cơ sở SX, kho bảo quản chiếm 30,7%, tại hộ kinh doanh trong chợ chiếm 48,6%, tại siêu thị chiếm 21,62%.

Thanh tra Bộ, Nafiqad, A86 đã có quyết định xử lý, cụ thể đối với các cơ sở chưa đảm bảo điều kiện SX (không có phòng bảo ôn, hút ẩm theo TCVN 2080: 2007 - ớt Chilli và ớt Capsicum, nguyên quả hoặc xay dạng bột) thì độ ẩm bảo quản ớt bột là 11%. Đoàn yêu cầu khắc phục ngay điều kiện SX rồi mới cho các cơ sở hoạt động tiếp.

Kiểm tra tại 5 DN NK và kinh doanh ớt bột, mặc dù đã có Giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo VSATTP nhưng phiếu kết quả kiểm nghiệm trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm, cho thấy rất nhiều lô hàng được nhập về không rút mẫu kiểm tra chất lượng, trong đó có chỉ tiêu độc tố nấm mốc Aflatoxin.

Đoàn yêu cầu các cơ sở nghiêm túc xem xét lại khâu bảo đảm điều kiện SX và bảo quản theo quy định pháp luật, kiểm tra, giám sát chất lượng từng lô hoặc kiểm tra xác xuất đối với ớt bột nói riêng và các hàng nông sản có nguy cơ lây nhiễm nấm mốc nói chung (lạc, đỗ, hồ tiêu, điều…) để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đoàn đã xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở SX, NK với số tiền 110 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả, là buộc thu hồi, tiêu hủy toàn bộ số hàng vi phạm trên thị trường và chịu mọi kinh phí cho việc thu hồi, tiêu hủy.

20-50-39_nh_ot_2
Nhiều mẫu ớt bột có tồn dư chất Aflatoxin gây ung thư tại nhiều tỉnh, thành phố

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm