| Hotline: 0983.970.780

Xử lý vấn đề trên biển có ý nghĩa quan trọng với quan hệ Việt-Trung

Thứ Hai 27/10/2014 , 14:42 (GMT+7)

Hai bên dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Tại phiên họp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tháng 5/2013 đến nay, đưa ra ý kiến chỉ đạo về trọng tâm hợp tác giai đoạn tới.

Hai bên cho rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Hai bên sẽ cùng nhau nỗ lực thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ngày càng đi vào chiều sâu.

Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Trung Quốc; khẩn trương thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực liên quan.

Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý biên giới. Hai bên cho rằng xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước.

Hai bên thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển.

Dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp tại Milan, Italy ngày 16/10.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; nhấn mạnh hai bên cần triển khai hiệu quả những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng Tám) về việc khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nêu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước trong vấn đề Biển Đông, khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên thông qua các biện pháp hòa bình để cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp, bất đồng tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì bày tỏ Trung-Việt là hai nước láng giềng quan trọng của nhau, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam.

Với sự nỗ lực chung, hai bên đã khắc phục được những khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua. Hiện quan hệ song phương đang từng bước khôi phục, hai bên cần nắm chắc phương hướng phát triển quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương.

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì nhất trí tăng cường chỉ đạo các cơ quan hữu quan Trung Quốc tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được tại Phiên họp lần này.

Sau cuộc họp, hai đồng Chủ tịch đã chứng kiến lễ ký Biên bản Phiên họp lần 7 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Trước đó, ngày 25/10, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã có cuộc gặp giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc để trao đổi chuẩn bị nội dung cho Phiên họp lần này.

Vietnam+

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm