| Hotline: 0983.970.780

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ rừng

Thứ Sáu 29/01/2010 , 10:52 (GMT+7)

Mong luật gia tư vấn rõ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ rừng?

Anh Lê Minh ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi xin tư vấn:

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có hiệu lực thi hành từ 1/1/2010. Qua tập huấn ở cơ quan Kiểm lâm tỉnh thì chúng tôi được hướng dẫn: Những người có thẩm quyền xử phạt (trong hệ thống cơ quan kiểm lâm các cấp) theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, nhưng trừ viên chức kiểm lâm không có thẩm quyền xử phạt có đúng không? Nếu đúng thì quy định ở văn bản nào?

Trả lời:

Theo quy định tại điều 23 của Nghị định số 99 ngày 2/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm được quy định như sau:

+ Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000đồng.

+ Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20 triệu đồng.

+ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng, phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng; Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 30 triệu đồng, được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác (điều 18); tước quyền sử dụng súng săn; giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, chứng chỉ hành nghề theo quy định (khoản 11, điều 19); tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển đặc biệt, giấy phép lái xe (điểm a điều 20); tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

+ Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác (điểm b khoản 7 điều 18); tước quyền sử dụng giấy phép súng săn; giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, chứng chỉ hành nghề theo quy định (khoản 11, điều 19); tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển đặc biệt, giấy phép lái xe (theo điểm a khoản 10 điều 20); tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Từ quy định trên cho thấy việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm được quy định cụ thể (chỉ đối với chức danh Kiểm lâm viên khi đang thi hành công vụ thì có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000đồng, có nghĩa là chức danh Kiểm lâm viên chỉ khi đang thi hành nhiệm vụ được giao thì mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, còn Kiểm lâm viên mà không thi hành nhiệm vụ thì không được xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 99).

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.