| Hotline: 0983.970.780

Xứ Quảng teo tóp vì hạn

Thứ Hai 08/03/2010 , 09:30 (GMT+7)

Quảng Nam đang nóng như thiêu như đốt. Đặc biệt, nước mặn xâm nhập sâu vào sông Thu Bồn – Vu Gia đã vô hiệu nhiều trạm bơm điện. Hàng trăm hécta lúa ĐX chuẩn bị trỗ trổ đòng thiếu nước trầm trọng. Mọi năm khô hạn và nhiễm mặn chỉ xuất hiện vào giữa vụ hè thu (khoảng cuối tháng 7) nhưng năm nay mới cuối tháng 2 đã hạn kinh hoàng.

Quảng Nam đang nóng như thiêu như đốt. Đặc biệt, nước mặn xâm nhập sâu vào sông Thu Bồn – Vu Gia đã vô hiệu nhiều trạm bơm điện. Hàng trăm hécta lúa ĐX chuẩn bị trỗ trổ đòng thiếu nước trầm trọng.

9 giờ 45 phút sáng, chúng tôi có mặt tại cánh đồng Du (thôn Tứ Câu, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn). Trên hàng loạt chân ruộng khô khốc, nhiều nông dân đang vác cuốc đứng chờ những giọt nước “quý hơn vàng” được lấy lên từ hồ Cống Lở bằng máy bơm dã chiến. Bà Bùi Thị Tâm – một người dân địa phương lo lắng: “Hơn nửa tháng nay, đâu chỉ 4 sào lúa của tôi mà rất nhiều diện tích khác cũng bị thiếu nước tưới nghiêm trọng. Cây lúa phát triển kém, lại không bón phân đón đòng được thì làm sao có thu?”. 

Tận dụng nguồn nước ngọt ở hồ Cống Lở để cứu lúa trên cánh đồng Du (thôn Tứ Câu, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn)

Ông Nguyễn Văn Đức, GĐXN Khai thác công trình thuỷ lợi Điện Bàn – Hội An cho biết, từ hôm 28 Tết Canh Dần đến nay, nước mặn cứ xuất hiện triền miên trước miệng bể hút với nồng độ rất cao (2-3 phần nghìn) khiến trạm bơm Tứ Câu chỉ vận hành vài tiếng đồng hồ/ngày. Mà không riêng gì cánh đồng Du mà 290 ha lúa khác ở nhiều thôn trên địa bàn xã Điện Ngọc và Hoà Quý (TP Đà Nẵng) do trạm bơm này đảm nhận tưới cũng chung số phận. Theo ông Đức, trước tình trạng nguy cấp trên, đơn vị đã nhanh chóng tập trung huy động lực lượng, đưa nhiều máy bơm dã chiến về một số vùng “rốn hạn” để tận dụng mọi nguồn nước ngọt giải hạn cho lúa.

Đắp đập ngăn mặn Cầu Đen (Duy Xuyên) để đảm bảo sự vận hành của trạm bơm Xuyên Đông

11 giờ trưa cùng ngày, quay xuống Điện Dương và Điện Nam. Trên những cánh đồng lúa, vẫn cảnh nông dân mỏi mệt ngồi đợi nước. Ông Võ Đình Niên – GĐ Cty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Nam bảo, 10 ngày trở lại đây, trạm bơm Cẩm Sa cũng vận hành rất èo uột vì nước mặn cứ nằm ì trong bể chứa với nồng độ từ 1,2 đến 1,7 phần nghìn. XN Khai thác công trình thuỷ lợi Điện Bàn – Hội An đã đưa về 2 xã vừa nêu 4 máy bơm dã chiến đặt trên sông Cổ Cò và những ao hồ nhỏ hút nước ngọt để cứu lúa trước cơn khát này. Tuy nhiên, nỗ lực của ngành thuỷ lợi cũng chỉ là phương án tạm thời. Nếu nắng nóng kéo dài thì khó cứu được 170 ha lúa nơi đây.

Do nước mặn liên tục xâm nhập vào bể hút, gần đây trạm 19/5 (Duy Phước, Duy Xuyên) hoạt động rất khó khăn

Cầu cứu thuỷ điện!

Tại cuộc làm việc với lãnh đạo Cty CP Thuỷ điện A Vương, ông Nguyễn Thanh Quang, GĐ Sở NN-PTNT đề nghị đơn vị này cho NM vận hành liên tục để tăng cường việc xả nước ngọt về phía hạ lưu, tạo nguồn cho các trạm bơm điện, đồng thời góp phần đẩy lùi mặn trên sông Vu Gia – Thu Bồn và một số nhánh sông khác. Tuy nhiên, khảo sát phía thượng nguồn, chúng tôi thấy hiện mực nước trên các sông cũng đã bắt đầu cạn kiệt!

Điện Bàn không phải là địa phương duy nhất gánh chịu khốn khó, nhiều cánh đồng lúa ở huyện Duy Xuyên cũng đang teo tóp vì khô hạn. Nửa tháng nay, mực nước trên sông Thu Bồn xuống rất thấp, triều cường dâng cao đã đẩy mặn thâm nhập sâu vào bể hút của trạm bơm 19/5 khiến việc vận hành của công trình này rất cầm chừng, dẫn tới không ít diện tích lúa ở Duy Phước, thị trấn Nam Phước, Duy Vinh khan hiếm nguồn nước tưới.

Ông Nguyễn Phước Năm – GĐXN Khai thác công trình thuỷ lợi Duy Xuyên cho biết, bên cạnh việc tích cực “lách mặn, bơm ngọt” tại trạm bơm 19/5, đơn vị đã lập tức bỏ ra 300 triệu đồng thuê xe cơ giới và nhân công đắp đập ngăn mặn tại Cầu Đen, lấy nước từ Cầu Chìm xuống để cung ứng cho trạm bơm Xuyên Đông. Có mặt tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy, việc thi công đập ngăn mặn Cầu Đen đã cơ bản hoàn thành. Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Thanh Quang, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho hay mọi năm khô hạn và nhiễm mặn chỉ xuất hiện vào giữa vụ hè thu (khoảng cuối tháng 7) nhưng năm nay mới cuối tháng 2 đã hạn kinh hoàng. 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Dịch vụ cấp cứu cho... thú cưng

Nhiều người tại TP.HCM không còn ngỡ ngàng với chiếc xe cấp cứu không giống với hầu hết những xe cấp cứu khác, đó chính là xe cấp cứu dành riêng cho thú cưng.

Giống mới kết hợp sản xuất theo VietGAP giúp năng suất chè Kỳ Anh tăng 6-7%

HÀ TĨNH Đưa các giống mới thay thế giống cũ và áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp năng suất cây chè tăng từ 6 - 7%, đồng thời thay đổi ý thức người dân.

Tưới tiết kiệm - giải pháp đột phá

Tưới tiết kiệm đang là một trong những giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là ở Tây Nguyên.

Bình luận mới nhất