| Hotline: 0983.970.780

Xử vụ buôn lậu gỗ trắc “khủng” ở Quảng Trị

Thứ Ba 04/11/2014 , 08:19 (GMT+7)

Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Cảnh làm chủ tọa phiên tòa, trong tuyên bố trả hồ sơ cuối chiều 31/10 nêu 4 nội dung yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ.

* Trả hồ sơ điều tra bổ sung

Trong 2 ngày 30 và 31/10, TAND TP Đà Nẵng xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc lớn nhất nước xảy ra ở Quảng Trị, đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vì chưa đủ căn cứ buộc tội. Vụ này, Báo NNVN đã có bài:Buôn lậu hay không?”.

Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Cảnh làm chủ tọa phiên tòa, trong tuyên bố trả hồ sơ cuối chiều 31/10 nêu 4 nội dung yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ. Đó là: Nguồn gốc lô gỗ, mâu thuẫn trong các bản giám định khối lượng lô gỗ, dấu búa kiểm lâm đóng trên lô gỗ và hơn 2 tỷ đồng tiền bán lô gỗ được chuyển cho Tổng cục Hải quan.

CÁO TRẠNG BUỘC TỘI

Theo cáo trạng ngày 7/5/2014 của Viện KSNDTC: Cuối năm 2011, Cty TNHH MTV Ngọc Hưng (Cty Ngọc Hưng) nhập gỗ trắc từ Lào, qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), sau đó xuất cho doanh nghiệp Hồng Kông ở cảng Đà Nẵng. Lô gỗ đến Đà Nẵng, 21 container đã vào cảng và đang bốc xuống tàu. Còn 1 container trên đường đi bị Công an quận Ngũ Hành Sơn chặn lại khám xét, phát hiện một số gỗ sai với khai báo.

Nhận được thông tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng kiểm tra, cho rằng hàng hóa không vi phạm nên tiếp tục cho xuống tàu. Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm tra toàn bộ lô gỗ, phát hiện lẫn lộn hơn 20 m3 gỗ giáng hương.

Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Lúc đầu C46 điều tra, khẳng định không có hành vi phạm tội nên trả hồ sơ cho Tổng cục Hải quan. Hồ sơ chuyển vòng đến C44, sau nhiều lần điều tra và điều tra bổ sung đã đề nghị truy tố.

Cáo trạng cho rằng Cty Ngọc Hưng đã “lập bộ hồ sơ, chứng từ giả, sau đó dùng bộ hồ sơ này để buôn lậu 614,672 m3 gỗ không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá 63.619.706.500 đồng”. Trách nhiệm hành vi buôn lậu thuộc về GĐ Trần Thị Dung và PGĐ Trương Huy Liệu (hai vợ chồng).

Ông Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ kiểm hóa lô hàng xuất khẩu “đã không làm đầy đủ trách nhiệm được giao” nên không phát hiện được gỗ giáng hương.

Còn ông Đỗ Danh Thắng ở Cục Hải quan TP Đà Nẵng “không làm hết trách nhiệm”, để gỗ xếp xuống tàu phải tốn tiền bốc lên cùng chi phí lưu bãi hơn 1 tỷ đồng.

LỜI KHAI TẠI TÒA

Ông Liệu khai, Cty Ngọc Hưng nhập lô gỗ trắc từ Lào vào ngày 17/12/2011, có hợp đồng, tiền mua gỗ trả qua ngân hàng, thuế VAT nộp vào cơ quan thuế hơn 3,2 tỷ đồng. Khi gỗ còn ở Lào, đã có doanh nghiệp của Hồng Kông đồng ý mua, nên hai ngày sau khi vào nước ta, nguyên lô gỗ được làm thủ tục xuất khẩu.

 Lô gỗ trắc 535,8 m3 gồm rất nhiều loại, từ gỗ tròn đến gỗ xẻ và cành ngọn, có lẫn hơn 20 m3 gỗ giáng hương xẻ nhỏ như bàn tay nên không phát hiện thấy. Vả lại, giá gỗ giáng hương rẻ không bằng nửa gỗ trắc, thuế VAT nộp cao hơn thực tế có lẫn gỗ giáng hương, nên sai sót kê khai không gây thiệt hại cho nhà nước.

Lời khai của các bị cáo là công chức hải quan cũng như đại diện Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, TP Đà Nẵng (có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và các nhân chứng khẳng định, không có hành vi phạm tội.

Gỗ nhập từ Lào chở trên 13 chiếc xe tải, gồm 5 xe biển số Lào, 8 xe biển số Việt Nam. Đây là hàng không cấm nhập khẩu nên không cần kiểm tra. Tuy nhiên, do gỗ tạm nhập tái xuất nên Hải quan Quảng Trị tổ chức kiểm hoá 5% lô hàng và chỉ chịu trách nhiệm với tỷ lệ này, ngoài ra Cty Ngọc Hưng chịu trách nhiệm.

Về khối lượng lô gỗ, hợp đồng mua bán và Cty Ngọc Hưng kê khai 535,8 m3. Quyết định thu giữ hàng hoá ngày 12/4/2012 của Cục Điều tra là hơn 453 m3, giám định lần thứ nhất có kết quả như con số thu giữ, nhưng giám định lần thứ hai lại ra 614,672 m3.

Tòa hỏi, tại sao có nhiều con số khác nhau? Ông Liệu trả lời, ông đo theo quy định của nhà nước, còn giám định cân lên để tính ra khối lượng là không đúng quy định và phản khoa học. Tòa hỏi đại diện Cục Điều tra, lý do nào lấy con số lớn nhất để khởi tố vụ án? Không trả lời được.

Vấn đề quan trọng nhất là thiệt hại của vụ án, kết luận điều tra và cáo trạng chưa chứng minh được. Chủ toạ hỏi, thực tế xảy ra chưa, thiệt hại bao nhiêu? Đại diện Cục Điều tra không trả lời được.

Còn ông Liệu lại chứng minh được thiệt hại do vụ án gây ra cho Cty Ngọc Hưng: lô gỗ bị cơ quan điều tra bán vào tháng 1/2014, hơn 63,6 tỷ đồng, trong khi thời giá hàng trăm tỷ đồng. Số tiền bán đấu giá trích hơn 2 tỷ đồng thanh toán cho Tổng cục Hải quan mà nay toà yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ.

“Đang quá trình điều tra vụ án mà bán tang vật là sai. Lô gỗ này chỉ tòa án mới có quyền cho bán”, đại diện Cục Hải quan TP Đà Nẵng phát biểu tại tòa.

Cũng vì lô gỗ đã bị bán, toà yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ dấu búa kiểm lâm đóng trên gỗ qua ảnh do Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị chụp lưu lại và đã nộp tại tòa.

NHỮNG NHỨC NHỐI

Cuối phần thẩm vấn, Chủ tọa Nguyễn Thị Cảnh hỏi bà Dung về di thư của cháu bà để lại. Bà Dung khai, cháu bà là Trần Đình Quang, 26 tuổi, làm việc trong Cty Ngọc Hưng, sau khi gặp điều tra về đã tự tử, để lại lá thư kể rằng bị điều tra viên Trần Văn Dũng ép ký vào những lời khai viết sẵn, không đúng sự thật cho rằng Cty Ngọc Hưng mua lô gỗ ở Lào bằng hồ sơ giả mạo.

“Bản chính di thư ấy công an thu giữ, tôi chỉ còn bản photo”, bà Dung nói.

Ở hành lang tòa án, PV hỏi chuyện vợ chồng bà Dung và ông Liệu, họ cho biết sau khi khởi tố vụ án, toàn bộ kho tàng nhà cửa bị niêm phong nên thiệt hại lớn hơn lô gỗ rất nhiều.

“Có một kho gỗ trị giá hàng tỷ đồng bị cơ quan điều tra niêm phong rồi để cho kẻ trộm lấy hết. Hai đứa con trai của tôi đang học ở nước ngoài, vì vụ án này mà phải trở về để lo cứu cha mẹ”, bà Dung nghẹn ngào.

Tại quán cà phê ở tầng hầm tòa án, PV gặp nhiều người từ Quảng Trị vào theo dõi phiên tòa, vượt quãng đường trên dưới 200 km. Trong đó, có Anh hùng LLVT Trương Đức Hai ở TP Đông Hà giọng buồn bã: kinh doanh gỗ là một ngành kinh tế của Quảng Trị, từ sau vụ án gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại lớn lắm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm