| Hotline: 0983.970.780

Xử vụ hành hạ "cô bé mắt trâu": Chồng hưởng án treo, vợ thụ giam 45 tháng

Thứ Hai 21/01/2008 , 19:11 (GMT+7)

Có thể xem đây phiên toà “khai xuân” vì quyết định đưa vụ án ra xét xử do phó chánh án TAND quận Thanh Xuân, thẩm phán Lưu Bích Hiểu, cũng là chủ toạ phiên toà, ký, mang số 01. Trời mưa, rét đậm, nhưng hàng trăm người dân, phần lớn là bà con tiểu thương ở chợ xanh Thượng Đình, nơi có quán phở của vợ chồng Đức- Phương, những người biết rất rõ về cặp vợ chồng này, đã đến dự.

Từ chối luật sư

"cô bé mắt trâu xuất hiện ở toà"Phòng xử án chật ních, toà phải cho bắc loa ra ngoài. Báo chí được tạo điều kiện tác nghiệp thoải mái.

Với chiếc áo gió màu vàng chanh, "cô bé mắt trâu" Nguyễn Thị Thông (tức Bình), người bị hại, đến khá sớm. Gương mặt cô đầy u uất, dáng đi vẫn còn vẹo vọ. Bà Hà Thị Bình, người đã giúp chị trốn khỏi nhà Đức- Phương, đưa cô vào viện điều trị để từ đó, vụ án được phanh phui, cũng ngồi trầm tư trên hàng ghế nhân chứng…

Đúng 8h30, hai bị cáo được dẫn từ xe vào toà. Trịnh Thị Hạnh Phương vừa đi vừa sùi sụt còn Chu Văn Đức vẫn tỏ ra khá bình tĩnh.

3 luật sư của Văn phòng luật sư (LS) Phạm Hồng Hải và cộng sự đã được toà cấp giấy chứng nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho "cô bé mắt trâu", chỉ 1 người có mặt.

Và dù đã điểm chỉ vào giấy mời LS Ngô Quý Đễ, trưởng văn phòng LS Quý Đễ (Đoàn LS TP Hà Nội) bảo vệ cho mình nhưng không hiểu sao, tại phiên toà hôm nay, chị Thông lại từ chối, dù LS đã có mặt.

Được biết trước đó, hai bị cáo có mời LS Chu Mạnh Cường, GĐ Văn phòng LS Phạm Hồng Hải và cộng sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nhưng bị từ chối. Từ đó họ không mời LS nào khác nữa…

"Cháu rất quý vợ chồng tôi"

Trả lời những câu hỏi của HĐXX trong phần thẩm vấn công khai tại toà, Trịnh Thị Hạnh Phương đã dùng nhiều cách để biện minh cho mình. Theo Phương, thì từ đầu năm 1993, do có họ hàng với gia đình Chu Văn Đức, bà Nguyễn Thị Quảng đã đem con là Nguyễn Thị Thông từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội làm thuê cho Đức- Phương, được trả công “mỗi tháng hơn 1 triệu đồng”, và nuôi ăn cả mẹ lẫn con.

Lời khai này của Phương bị những người dự khán ồn ào phản đối, vì những năm đó, những người làm thuê không bao giờ có được mức lương như vậy.

Được 1 năm, bà Quảng bỏ đi, để con ở lại. 4 năm sau, bà quay lại đón con nhưng Thông không nhận mẹ nữa, tuyên bố :

- Cô chú ( tức Phương- Đức) đã nuôi cháu, cháu sẽ ở với cô chú mãi…

Cũng theo lời khai của Phương thì phía người thân, họ hàng nhà chị Thông ở quê cũng chưa một lần thăm hỏi đến chị. Suốt từ năm 1994 từ khi bà Quảng bỏ đi, vợ chồng Phương đã nuôi chị Thông “như một đứa con trong nhà. Cháu rất quý vợ chồng tôi. Vợ chồng tôi cũng rất yêu cháu. Cứ nghĩ rằng đã nuôi cháu thế thì cháu sẽ biết ơn”, nên chưa bao giờ nghĩ đến chuyện trả công cho chị Thông, mà chỉ nói chờ lớn lên sẽ gả chồng cho chị, cho một số của hồi môn.

Bà Phương nói có mua giấy bút, hỏi Thông có đi học không thì học cùng với con mình, nhưng Thông không thích học. Từ năm 1994 trở đi, ngoài bà Quảng, vợ chồng Phương đã lần lượt thuê 5 người khác vào làm và chỉ từ năm 2004 mới dùng Thông làm người phụ việc ở quán phở nhưng “Thông thích làm gì thì làm, không bắt buộc…”.

Trịnh Hạnh Phương cho rằng mình đánh Thông là để “dạy như dạy con, để cho cháu ngoan hơn…” và chỉ đánh khi chị Thông có lỗi như cãi nhau với một chị chở rác ở chợ rồi tìm cấch tháo hết hơi hai bánh xe của chị, ăn cắp tiền, ăn cắp thịt, ngô… của Phương và của những người bán hàng quanh đó.

424 vết sẹo và lời xin lỗi muộn mằn

Tuy biện minh như vậy, nhưng Phương lại tỏ ra khá thành khẩn trong việc khai báo những hành vi nhục mạ, hành hạ chị Thông của mình. Trừ chi tiết đi sục đá vào chỗ kín của chị, còn mọi hành vi mà cáo trạng cũng như KLĐT đã quy kết, Phương đều thừa nhận tại toà, nhiều lần bật khóc và đã có lời “cho tôi được xin lỗi cháu Thông và toàn thể nhân dân có mặt ở toà hôm nay…”.

Chồng Phương, Chu Văn Đức, cũng thừa nhận mọi hành vi hành hạ chị Thông, có điều chỉ thừa nhận rất…mức độ. Ví như hành vi dùng kìm điện kẹp vào sườn Thông, Đức chỉ thừa nhận “ có hai, ba lần , và chỉ có tôi dùng kìm kẹp cháu chứ vợ tôi không làm việc đó…”. Nhưng khi chủ toạ hỏi :

- Trên người chị Thông mang tới 424 vết sẹo, tất cả những sẹo đó đều có trước khi chị Thông trốn khỏi nhà anh. Những vết sẹo đó chị không thể tự gây ra được. Vậy bị cáo giải thích về những vết sẹo đó thế nào?

Ông Đức không trả lời được.

Cả hai bị cáo cũng đều thừa nhận những tang vật có trong phòng xử án hôm nay như dây điện, dây bàn là, dây dùng nhẩy dây, cái liếc dao bằng sắt, gậy, kìm… đều là những hung khí mà họ đã dùng để đánh đập "cô bé mắt trâu"…

Tù và tiền

Trong phần luận tội, đại diện VKSND quận Thanh Xuân duy trì quyền công tố tại toà đã kết luận rằng hai bị cáo Chu Văn Đức- Trịnh Thị Hạnh Phương đã phạm các điều luật mà cáo trạng đã truy tố. Đó là tội “hành hạ người khác” theo khoản 1 điều 110 và tội “ làm tổn hại sức khoẻ của người khác” theo khoản 2 điều 104 BLHS.

Tuy vậy, mức độ phạm tội có khác nhau. Mặt khác, đại diện VKSND quận cũng đề nghị Toà xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho hai bị cáo khi lượng hình: hai bị cáo có công nuôi nấng chị Thông từ nhỏ, cả hai đều chưa có tiền án tiền sự, tại toà , cả hai đều thành khẩn khai báo, nhận rõ tội lỗi của mình.

vợ chồng chủ quán phở tại toàĐại diện Viện KSND quận Thanh Xuân đã đề nghị Toà xử phạt Trịnh Thị Hạnh Phương từ 48 đến 54 tháng tù cho cả hai tội; phạt Chu Văn Đức từ 26 đến 36 tháng cho cả hai tội nhưng cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, Viện KSND quận cũng đề nghị Toà buộc vợ chồng Đức- Phương phải trả cho Nguyễn Thị Thông hơn 28 triệu đồng tiền công (tương đương 300 ngàn đồng/ tháng), tính từ khi chị 16 tuổi, và bồi thường về thương tích cho chị 10 triệu đồng, tổng cộng trên 38 triệu đồng…

Phần tranh tụng diễn ra không lâu. Do không mời LS nên cả hai bị cáo đều tự bào chữa cho mình. Bị cáo Trịnh Thị Hạnh Phương chấp nhận mọi yêu cầu đòi bồi thường của chị Thông, còn Chu Minh Đức cho rằng đã nuôi chị Thông từ nhỏ nên không chấp nhận trả tiền công, chỉ chấp nhận bồi thường 10 triệu đồng tổn hại về sức khoẻ.

LS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Thông cho rằng mức tiền công mà hai bị cáo phải trả cho chị trên 28 triệu đồng theo đề nghị của đại diện VKSND quận Thanh Xuân là chưa thoả đáng, mà phải là 58 triệu đồng, tính theo từng thời kỳ theo quy định của BLLĐ.

Theo LS, mức bồi thường tổn thất về sức khoẻ và tinh thần cho chị Thông phải là 21,6 triệu đồng mới thoả đáng; đồng thời buộc vợ chồng Đức- Phương phải trợ cấp cho chị Thông mỗi tháng 370 ngàn từ nay cho đến hết tuổi lao động, thành 136 triệu. Tổng cấc khoản mà LS đề nghị là trên 200 triệu…

Chu Văn Đức cho rằng mức đòi bồi thường của LS là quá nặng, gia đình không thể nào có nổi số tiền đó…

Đúng 17h ngày 21/1, chủ toạ phiên toà đã tuyên án: Trịnh Thị Hạnh Phương phải chịu mức án 45 tháng tù giam cho cả hai tội; Chu Văn Đức bị tuyên phạt 36 tháng tù, cho hưởng án treo. Bản án cũng buộc vợ chồng Đức- Phương phải bồi thường cho Thông 50,2 triệu đồng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm