| Hotline: 0983.970.780

Xuân Diệu thưở ấy

Thứ Bảy 14/10/2017 , 13:50 (GMT+7)

Nhà thơ Xuân Diệu, thi sĩ của tình yêu, ngoài khối lượng đồ sộ về sáng tác văn học, ông còn là người có số buổi nói chuyện thơ nhiều nhất nước.

Sinh thời, ông là người luôn dành thời gian cao nhất cho công việc. Tôi rất ít dịp được tiếp xúc với ông, nhưng cách đây hơn bốn mươi năm, đã có lần tôi được đưa ông về quê tôi nói chuyện thơ.

08-51-22_trng_32

Chả là, năm 1973-1974, tôi theo học lớp viết văn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Lớp học khi ấy mở tại Khu nhà sáng tác Quảng Bá (Hà Nội) với tên gọi Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ. Ngày chúng tôi học, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh làm hiệu trưởng. Tuy là nhà thơ, nhưng thầy Sanh có tác phong sư phạm mẫu mực. Lớp học khóa 6 dạo đó có gần ba chục học viên, trong đó có các nhà văn, nhà thơ Ma Văn Kháng, Phạm Tiến Duật, Lê Minh Khuê, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Ngọc Liễn, Văn Đắc, Hoàng Vũ Thuật, Lê Thị Mây, Chử Văn Long... Thầy dạy khi ấy toàn là các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học, sử học, triết học hàng đầu. Đặc biệt, nhiều nhà văn nhà thơ cự phách, như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu... thường đến dạy và trao đổi kinh nghiệm sáng tác rất tận tình.

Ngày đó, bố mẹ tôi ở quê, vì thế, cứ chủ nhật nghỉ học là tôi lại đạp xe về thăm nhà. Quê tôi, một làng cổ vùng Kinh Bắc. Cái làng quê trù phú, người dân làm đủ nghề, nhưng lại có thư viện nông thôn điển hình toàn quốc. Mấy ông cán bộ địa phương rấp rỉnh nhờ tôi mời giúp nhà thơ Xuân Diệu quá bộ về thư viện làng, nói chuyện thơ với bà con một buổi thì thôn xóm sung sướng lắm.

Tới lớp học, tôi gặp Chử Văn Long, nhờ anh có nhời với nhà thơ Xuân Diệu. Chử Văn Long là em nuôi Xuân Diệu, khi đặt vấn đề, nhà thơ nhận lời ngay. Tôi hí hửng đạp xe về quê, thông tin sốt rẻo cho xóm làng, ai nấy cùng mừng rỡ. Nhưng ngặt nỗi, đến giờ đón nhà thơ thì lại có sự cố bất thường. Chiếc xe com-măng-ca duy nhất của Trường Đại học Thể thao sát làng được mượn đi đón nhà thơ lại giở chứng. Cả tổ xe loay hoay mãi, xe chả nổ máy được. Thì ra xe quá cũ, đã đến lúc hỏng nặng. Tôi vội đạp xe ra Hà Nội, đến nhà 24 Điện Biên Phủ thưa chuyện nhà thơ Xuân Diệu. Biết chuyện bà con địa phương đang háo hức ngóng đợi, thuê xe ô tô khác thì tốn tiền bà con, Xuân Diệu liền quyết định đi xe đạp. Thế là Chử Văn Long và tôi cùng đạp xe đưa nhà thơ Xuân Diệu về quê tôi. Quãng đường hơn hai chục cây số mà Xuân Diệu đạp xe rất hăm hở. Chiếc xe đạp không phanh không chuông của Chử Văn Long thỉnh thoảng lại tuột xích làm Xuân Diệu phải dừng lại chờ đợi.

Ba anh em về đến quê, trời đã nhập nhoạng tối. Cán bộ địa phương rối rít tay bắt mặt mừng, ai cũng phấn khởi vì làng vinh dự được đón nhà thơ lớn. Mâm cơm khách thịnh soạn được dọn ra. Nhà thơ ăn uống qua loa, rồi bảo mọi người đưa ông ra thư viện nơi sắp nói chuyện. Xuân Diệu rất cảm kích, vì thấy thư viện làng mà có đầy đủ các loại báo và số đầu sách khá lớn. Rất đông bà con được tin nhà thơ về nói chuyện đã lục đục kéo đến ngồi chờ đợi, cho dù còn lâu mới đến giờ khai mạc. Nhiều thầy giáo, cô giáo còn mang tác phẩm thơ của Xuân Diệu đến xin chữ ký kỷ niệm. Sau phút hoan hỉ, Xuân Diệu đi vòng quanh phòng họp, nhờ người này người kia kê lại bàn ghế. Ông thử mi-cơ-rô, loa đài xem có rõ không. Ông còn yêu cầu lắp thêm bóng đèn cho đủ sáng, kê lại bục nói chuyện cho đúng vị trí. Ông Ngô Hữu Giá, người phụ trách thư viện, vốn là cán bộ Ty Giáo dục về hưu, đã từng được nghe Xuân Diệu nói chuyện, biết tính nhà thơ, nên ông chuẩn bị khá kỹ càng. Một lọ hoa rất đẹp, đặt trang trọng trên bục nói chuyện, làm Xuân Diệu thêm phần hứng khởi.

Buổi ấy, Xuân Diệu nói chuyện với bà con quê tôi về vẻ đẹp sâu sắc của văn thơ cổ điển. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... được nhà thơ trích đọc và phân tích thấu đáo. Thư viện vốn thoáng rộng mà bữa đó trở nên chật chội. Số ghế ngồi không đủ, bà con trải chiếu dưới thềm, dưới sân ngồi nghe. Không chỉ ông bà già, không chỉ các thầy cô giáo và các em học sinh, mà như cả làng đổ dồn về thư viện đêm ấy. Những ngày hội làng quê tôi, có diễn tuồng hát chèo sân đình, nhưng có lẽ số người đến tham dự không đông bằng buổi nhà thơ Xuân Diệu nói chuyện. Điều đặc biệt, từ trẻ em cho đến người già, ai nấy cùng giữ thái độ tôn trọng, trật tự.

Tôi còn nhớ, bữa ấy Xuân Diệu nói chuyện rất say sưa. Hễ mỗi lần ông đọc xong một khổ thơ để bình giảng, cả thư viện lại vỗ tay cảm kích. Có lẽ vì giọng đọc truyền cảm rất đặc trưng của ông. Nhận ra sự ngưỡng mộ của mọi người đang hướng về mình, Xuân Diệu càng xúc động và càng say sưa diễn giải. Tôi còn nhớ khi bình giải về vẻ đẹp của thơ Hồ Xuân Hương trong bài thơ "Tát nước", ông giảng giải cho mọi người hình tượng cái mông vắt vẻo trong thơ "Nhấp nhỏm bên bờ đít vắt ve", đó là hình tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong lao động sản xuất. Ông tôn vinh vẻ đẹp của người lao động, nhất là những người phụ nữ thôn quê, vất vả, đảm đang và hết lòng vì chồng con. Lúc nói chuyện, ông dướn người, như dồn tinh lực biểu cảm trước mọi người. Các bà mẹ, các chị, các em lặng nghe từng lời ông nói. Tôi nhận thấy có những dòng nước mắt chảy mơ hồ trên khuôn mặt xúc động và hạnh phúc.

Đấy là buổi nói chuyện phá lệ, quên cả thời gian của nhà thơ. Phải đến gần nửa đêm cuộc nói chuyện thơ mới kết thúc. Mấy thầy giáo già, mấy ông cán bộ địa phương phải có nhời với bà con để nhà thơ được nghỉ, chứ nhà thơ vẫn đầy cảm xúc muốn nói tiếp. Bà con thì vẫn muốn nán lại nghe. Đấy là buổi đầu tiên làng tôi có một nhà thơ danh tiếng về nói chuyện.

Có lẽ, cũng là lần đầu tiên tôi được nghe Xuân Diệu nói chuyện thơ say sưa và gần gũi thế. Những ngày ông đến giảng ở lớp sáng tác, ông là người luôn ráo riết nhắc nhở anh em học viên hãy sống và viết hết mình. Người cầm bút trước tiên phải có tấm lòng. Tôi nhớ có lần ông còn nhắc anh em hãy đẻ ít. Đẻ nhiều thì đói và viết thơ làm sao được. Nhưng trong lớp học vẫn có anh đông con mà thơ viết vẫn hay. Sau này, tôi hiểu ra, ông muốn nhắc nhở mọi người hãy coi trọng chất lượng sống. Chất lượng sống là nạp năng lượng thật tốt, để làm việc tốt, được hưởng thụ xứng đáng công sức của mình. Nạp năng lượng là nạp tri thức và nạp cả vật chất.

Buổi nói chuyện kết thúc. Địa phương đã chu đáo chuẩn bị mấy chục trứng gà con so, chục cân đỗ xanh, chục cân lạc hạt, yến gạo tám thơm và can rượu nếp cái hoa vàng để biếu Xuân Diệu. Gọi là quà quê, cây nhà lá vườn. Không dám đưa phong bì, vì nghĩ, nếu làm thế, là không coi trọng nhà thơ. Tôi còn nhớ khi ấy nhà thơ Xuân Diệu rất bối rối, lúng túng. Ông cúi đầu cảm tạ bà con. Ông xin khất không nhận quà, hẹn để dành dịp khác trở lại. Rồi ông ngúc ngoắc cái đầu, khi ấy, mái tóc bồng bềnh thi sĩ của ông bay lên rất đẹp. Mấy ông cán bộ và bà con quê tôi nài ép mãi, ông mới vui lòng xin nhận chục trứng gà và cân đỗ xanh. Ông thưa lại rằng, vì thấy đời sống bà con làng xóm chưa khấm khá gì, và sự trân trọng, say mê nghe thơ, với ông, đó là phần thưởng cao quý rồi.

Câu chuyện nhà thơ Xuân Diệu về quê tôi nói chuyện thơ, khi về lớp học, tôi kể lại cho anh em cùng nghe. Có nhà văn hỏi lại tôi: "Có thật thế không? Sao bảo Xuân Diệu khó tính lắm khi nói chuyện thơ và yêu cầu phải có thù lao xứng đáng cơ mà?". Tôi khẳng định lại, nhà thơ Xuân Diệu về quê tôi không phải thế. Tôi chỉ biết kể lại một sự thật. Và tôi tin sự thật đáng trân trọng này, thời nào cũng có. Chỉ có điều, con người hãy mở tâm hồn tốt đẹp, thì dễ cảm nhận hơn. Đời sống văn nghệ hiện giờ có quá nhiều điều đáng bàn. Sự thực dụng có khi phơi ra tới mức trắng trợn. Thì rành rành ra đấy, có buổi biểu diễn ca nhạc với chủ đề tấm lòng vì đồng bào bị lũ lụt, có cô ca sĩ đặt giá cát-xê ngất ngưởng dăm chục triệu đồng một bài. Nếu không đủ, thì không hát. Vậy tấm lòng với đồng bào bị lũ lụt ở đâu? Lại nghe, có tác giả trẻ in thơ, xin nhà thơ nọ đôi dòng mở đầu tập sách, nhà thơ cũng ra giá tiền triệu thì mới bõ công viết. Lại nghe nói, mấy bài viết lăng xê nhòe nhoẹt trên báo, cũng ngã giá thô bạo. Những người cầm bút chân chính nghe những chuyện này, buồn não lòng.

Trước cuộc sống đang sục sôi phát triển nhiều chiều, chuyện nhỏ về nhà thơ Xuân Diệu nhiệt tình đạp xe về quê tôi nói chuyện thơ, tôi thấy đó là nhân cách một nhà thơ lớn.

(Kiến thức gia đình số 40)

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm