| Hotline: 0983.970.780

Xuân Lộc mà ít... lộc

Thứ Ba 02/02/2010 , 07:15 (GMT+7)

Tháng Chạp, làng biển Xuân Lộc ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị buồn hắt hiu. Những cội mai già sần sùi, hoa vàng rực cũng không tạo ra được cái không khí xuân vui tươi cho ngôi làng nghèo này. Nhiều ông bố, bà mẹ ngồi ngóng ra đường, trông những đứa con đi làm ăn xa xứ về quê đón Tết...

Tháng Chạp, làng biển Xuân Lộc ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị buồn hắt hiu. Những cội mai già sần sùi, hoa vàng rực cũng không tạo ra được cái không khí xuân vui tươi cho ngôi làng nghèo này. Nhiều ông bố, bà mẹ ngồi ngóng ra đường, trông những đứa con đi làm ăn xa xứ về quê đón Tết...

>> Những vùng đất khốn khó

Người quê ngóng phố

Một chiếc xe khách cũ kỹ bất ngờ dừng lại trên đường xuyên Á, đoạn ngang qua làng. Bà Lành hớn hở chạy ra xe nhìn chăm chú từ đầu đến đuôi vẫn không thấy thằng Dần, con bà từ Sài Gòn ra. Trở vào nhà, mặt bà buồn bã thấy rõ. Ông Thông, chồng bà động viên: “Hôm nay chưa về thì ít hôm sau nó sẽ về mà”. Bà Lành cắt ngang lời chồng: “Ông biết không, hôm qua nó mượn mấy thằng bạn gọi về bảo con hết tiền rồi, công ty chỗ nó làm việc phá sản nên không có tiền thưởng Tết. Nghe con nói xong, tui thương nó quá, trông nó về từng giờ ông ạ”. Gần một buổi sáng, chuyến xe nào ngang qua, bà Lành cũng nhấp nhổm ngó ra.

Tìm đường đến nhà trưởng thôn Hoàng Ngọc Quang, thấy anh đang ngồi xoa đầu, tóc tai bù xù, dáng vẻ bồn chồn. Anh Quang không giấu được sự lo lắng của một người lãnh đạo...làng. Xuân Lộc có 275 hộ, năm nay biển mất mùa nên đời sống của bà con hết sức khó khăn. Trong tay anh đang có 20 suất quà được Cty Lâm Sơn giúp cho bà con đón Tết, nhưng số hộ nghèo thì đông nên không biết chia thế nào cho công bằng. Anh Quang cho biết hơn một nửa số hộ của làng có con em vào các tỉnh, thành phía Nam lao động trong các công ty, xí nghiệp. Nhà nhiều thì có đến 4 người, ít thì 1 người. 

Biển mất mùa , tàu thuyền nằm im tại bến

 

“Không giấu gì anh, mấy hôm nay tôi luôn nhận được những thông tin không vui về đời sống các con em của làng vào Nam làm ăn. Đa số các em gặp khó khăn, đồng lương không đủ sống, Tết đến không có tiền về quê”. Nói xong, anh Quang móc trong túi ra lá thư của một người cháu vừa gửi cho gia đình: “Mạ ơi, Tết gần đến rồi. Con rất nhớ nhà, nhớ ba mạ và các em. Nhiều đêm con nằm mơ cùng mạ ngồi nướng những trui cá trên bếp than củi đỏ hồng, mơ thấy chốn quê đầy mưa bụi và mùi khói bếp ấm áp. Rồi tỉnh dậy lại cứ nao nức bàn chuyện về quê ăn Tết với bạn bè. Nếu con không về quê ăn Tết thì trong lòng con năm cũ sẽ chẳng bao giờ đi qua và năm mới sẽ chẳng bao giờ về tới. Nhưng con quá xấu hổ ba mạ ơi. Vì đồng lương ít ỏi, không có để dành dụm, con chỉ đủ tiền mua vé xe về quê đón Tết, mua chút quà nhỏ cho em nhưng lại không đủ tiền mua vé xe trở vào xí nghiệp sau Tết”.

Anh Quang nói: "Khi đọc hết lá thư tôi cũng nghẹn ngào, huống gì ba mạ của cháu". Rồi anh buồn buồn: “Ai cũng bảo làng có con em vào Nam lao động kiếm sống nhiều thì Tết về nhiều gia đình sướng, nhưng thực tế không phải như vậy. Tên làng là Xuân Lộc song rất ít...lộc khi xuân về, Tết đến”.

Tôi đến nhà anh Hoàng Thế Tâm, 55 tuổi ở gần cuối làng. Ngôi nhà của vợ chồng anh Tâm đang còn tráp tôn bốn phía. Hỏi vì sao không đi biển, anh Tâm thở dài ngao ngán: Biển mất mùa, ngư dân trắng tay. Thuyền nằm không tại bến nhiều tháng liền. Tết cận kề mà không biết lấy đâu ra tiền mua nếp, đậu, thịt lợn...Hai đứa con trai của anh Tâm làm công nhân tại TPHCM hơn ba năm nay. Những năm trước, công ty làm ăn được, đầu tháng chạp các em đã gửi về cho gia đình ít tiền sắm Tết. Năm nay công việc khó khăn, gần Tết rồi mà các con anh chưa gửi về được đồng nào. Anh Tâm chùng giọng: “Ngoài chuyện tình cảm thương nhớ con, vợ chồng tôi cũng đợi các con đi làm về sẽ giúp gia đình một ít tiền sắm Tết để bàn thờ ông bà tổ tiên đỡ lạnh lẽo”

Khác với anh Tâm, chuyện trông con sớm về nhà đón Tết của bà Nguyễn Thị Kỷ lại càng day dứt hơn. Bà Kỷ bắc ghế ngồi ở bậu cửa nhìn ra đường, mắt u sầu. Suốt cuộc đời bà làm nghề gánh cá chạy bộ lên miền sơn cước bán kiếm tiền nuôi con. Siêng năng làm ăn nhưng ngặt cái cuộc sống của gia đình bà rất túng quẫn. Chính quyền địa phương thương tình cho bà 10 triệu đồng xây ngôi nhà có ở tạm.

Nhiều gia đình ở làng Xuân Lộc đang rất nghèo

Nhà vừa làm xong, bà ốm đi viện, phát hiện mắc bệnh nan y. Đồng lương còm cõi hàng tháng của hai người con trai bỏ quê vào Sài Gòn làm công nhân dày da chắt chiu gửi ra không đủ giúp mẹ mua thuốc thang chữa bệnh. Mấy hôm nay bà Kỷ không sao ngủ được, trông con về đến cháy ruột gan. Bà không đợi chúng cho nhiều tiền để mua manh áo mới, mà bà dự cảm có thể đây là cái Tết cuối cùng của bà với mấy đứa con.

Chỉ có... 1 gia đình thích Tết

Rong ruổi trong ngôi làng nghèo Xuân Lộc tôi thật bất ngờ khi được anh Hoàng Ngọc Quang dẫn vào thăm nhà ông Lê Xiêm. Ngôi nhà của ông Xiêm và bà Đậu đẹp không thua gì nhà ở thành phố. Nhà được làm theo kiểu biệt thự, ba phía sân xung quanh lát gạnh Bát Tràng thật đẹp.Ông Xiêm khoe đã đầu tư hơn 200 triệu đồng làm ngôi nhà. Tiền xây nhà được các con ông đang làm việc ở phía Nam gom góp gửi về. Cũng như nhiều gia đình nông dân khác ở quê nghèo Xuân Lộc, ông bà Xiêm có đến những 9 người con. Song có một điều rất khác, các con của ông Xiêm đều được ăn học đàng hoàng, đứa học thấp nhất cũng tốt nghiệp THPT.

Những năm trước, gia đình ông Xiêm thuộc diện hộ nghèo, Tết đến được chính quyền xã trợ cấp gạo. Nhớ lại những lúc đó ông Xiêm nói: “Nghèo khổ suốt đời tủi nhục lắm. Tôi quyết tâm vay mượn tiền đầu tư chất xám cho con, nuôi con ăn học cho đàng hoàng”. Sự đầu tư chữ nghĩa cho con như ông Xiêm đã làm thì ở thôn Xuân Lộc không ai làm được. Giờ một nửa trong số các con ông Xiêm đã tốt nghiệp đại học, công tác tại những cơ quan, DN có máu mặt nên thu nhập hàng tháng cả chục triệu đồng mỗi đứa. Ông bà Xiêm tự hào nhờ các con nên mới có được ngôi nhà mới khang trang ở những năm cuối đời.

Trong câu chuyện ngày cuối năm ông Hiếu cho biết xã Gio Việt đã bắt đầu thay đổi cách đào tạo lao động nông thôn, hướng vào những nghề căn bản, ưu tiên hàng đầu cho XK lao động. Khi đó làng quê mới có Tết ấm áp, xuân vui tươi đúng nghĩa.

Các con ông vừa gọi điện về thông báo năm nay sẽ tập trung hết anh em, vợ con về quê đón Tết. Đang ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông Xiêm không quên nhắc bà nhớ ra chợ tìm mua thật nhiều cá quả, cá trê về xâu thành trui nướng chín vàng cho các con về ăn Tết. “Ở thành phố, món cá đồng này hiếm lắm”, ông nói.

Người dân ở làng Xuân Lộc rất thán phục gia đình ông Xiêm, vì ông có tầm nhìn xa, trông rộng. Bà con kháo nhau năm nay nhà ông Xiêm đón Tết to nhất làng. Tôi đề nghị đi thăm thêm một gia đình như nhà ông Xiêm, anh Hoàng Ngọc Quang liền khước từ: “Ở làng Xuân Lộc này tìm mỏi mắt không ra nhà thứ hai như ông Xiêm”.

Tôi tìm đến UBND xã Gio Việt, quá trưa nhưng ông Lê Khắc Hiếu- Chủ tịch xã vẫn làm việc. Ông Hiếu nói cuối năm công việc bề bộn nên phải làm thêm cả trưa để giải quyết công việc. Nhìn lại bức tranh làng quê những ngày giáp Tết, ông Hiếu thừa nhận: Chính sách sử dụng “nguồn lao động rẻ tiền” lâu nay ta cứ khoe là thế mạnh đã trở nên lạc hậu. Sức bật kinh tế làng quê biểu hiện rõ nhất mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nhà nào có con em học hành đàng hoàng, công việc ổn định thì đón Tết vui từng bừng, nhưng số gia đình được vậy rất ít.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm